Trong Marketing sản phẩm là quan trọng nhất, việc sản phẩm chất lượng sẽ tự nhiên củng cố hình ảnh thương hiệu trong khách hàng, gia tăng trải nghiệm người dùng, rút ngắn hành trình mua khách hàng, tạo tác động trong việc mua lặp lại sản phẩm và gia tăng vòng đời khách hàng. Tất cả mọi thứ kể trên đều bắt nguồn từ Sản phẩm, và R&D làm công việc tạo ra điều đó. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ R&D là gì.
Mục Lục
R&D là gì? Bộ phận R&D có thật sự quan trọng?
R&D là gì? Bộ phận R&D có thật sự quan trọng?
R&D – Research and Development có nghĩa là nghiên cứu và phát triển.
Bộ phận R&D có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin về các khiếu nại từ phía chăm sóc khách hàng, nhu cầu thị trường từ bộ phận nghiên cứu thị trường và các quyết định chiến lược từ phía người quản trị Marketing, bằng công nghệ và kĩ thuật để phát triển sản phẩm hoặc đưa ra sản phẩm mới nhằm đưa ra sản phẩm tối ưu.
Trong thực tế, thậm chí bộ phận R&D còn có thể cung cấp cho nhà quản trị biết xác suất thành công để tạo ra hay phát triển sản phẩm, các thông tin về dự đoán chi phí và cản trở từ phía nguồn đầu vào cho việc tạo ra sản phẩm mới. Chính vì vậy, có thể nói trong doanh nghiệp, bộ phận nghiên cứu và phát triển đóng vai trò nền tảng cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp
R&D là gì? Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong bộ máy Marketing doanh nghiệp
Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong bộ máy Marketing doanh nghiệp
Theo quan điểm Marketing, bộ phận nghiên cứu và phát triển thực sự hướng về khách hàng sẽ phải có các nhân viên của mình thỉnh thoảng gặp gỡ các khách hàng, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong các dự án mới, xác định chuẩn mực sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, lôi cuốn khách hàng có ý kiến đối với các thiết kế sản phẩm mới và không ngừng cải thiện sản phẩm dựa vào các phản hồi của khách hàng.
Công việc của một bộ phận R&D trong doanh nghiệp:
- Dành thời gian gặp gỡ khách hàng và lắng nghe ý kiến của họ
- Hoan nghênh sự tham gia của bộ phận Marketing, bộ phận sản xuất và các bộ phận khác đối với mỗi dự án mới
- Xác định chuẩn mực sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tìm ra các giải pháp “tốt nhất cho từng loại”
- Lôi kéo khách hàng có ý kiến và góp ý cho dự án trong quá trình hình thành
- Không ngừng cải tiến và hoàn chỉnh sản phẩm trên cơ sở các phản hồi từ thị trường
Tuy nhiên phòng R&D có thể nhận thấy việc tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu là không hề dễ dàng. Các vấn đề về nguồn nguyên liệu, công nghệ, chi phí đầu vào luôn biến động và không ổn định
R&D là gì? Có thực sự cần đầu tư vào R&D? – Agencyvn
Doanh nghiệp của bạn đã có bộ phận R&D? Có thực sự cần đầu tư vào R&D?
Thực trạng ngày nay, thực sự mặc dù kể cả người đứng đầu công ty có hiểu biết về tầm quan trọng của R&D nhưng hầu hết họ đều không đầu tư vào R&D hoặc không có phòng ban này, lý do đến từ ba yếu tố chính:
- Đầu tiên và quan trọng nhất: Đến từ phía nguồn lực bản thân doanh nghiệp. Việc nuôi một bộ máy R&D trong dài hạn sẽ phát sinh một lượng chi phí nhất định. Quan trọng hơn, tạo ra hay phát triển sản phẩm mới tốn rất nhiều loại chi phí và thời gian, thậm chí nếu cần đến máy móc công nghệ thì con số còn lớn hơn gấp nhiều lần. Hầu hết các doanh nghiệp đều không đủ chi phí hoặc không dám mạo hiểm đầu tư chi phí cho một kết quả đầy rủi ro. Tại sao lại rủi ro? Chúng ta đến với yếu tố thứ 2: Khách hàng.
- Nhu cầu khách hàng rất đa dạng và tùy thuộc một số ngành hàng, nhu cầu này còn thay đổi rất nhanh. Việc tạo ra một sản phẩm đúng với yêu cầu đã là một khó khăn, nếu R&D ra một sản phẩm mới không đúng với nhu cầu thực sự của khách hàng (Có thể do sai sót từ bộ phận nghiên cứu thị trường hoặc do chính nhu cầu thị trường đã thay đổi) sẽ dẫn đến việc thua lỗ là rất lớn, Không những thể, có thể tạo ra một sản phẩm đúng nhu cầu thị trường, đúng yêu cầu đặt ra nhưng khách hàng lại không chấp nhận trả giá cao hơn thì việc cải tiến hay tạo mới sản phẩm lại là việc thất bại.
- Cuối cùng là yếu tố từ đối thủ, thông tin từ phía đối thủ cạnh tranh là điều khó lường trước được
Ngoài các lý do nêu trên, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay start up không thể xây dựng một phòng R&D đúng qui cách như là vấn đề về nhân sự, tầm nhìn người đứng đầu, sự thiếu hụt về thông tin thị trường…
Vai trò của R&D, chiến lược NPD là gì
Chiến lược NPD là gì?
Qua các phần trên, chúng ta đã phần nào hiểu được khái quát R&D (Research and Development) là gì và nhiệm vụ của bộ phận này. Bây giờ, Agencyvn sẽ nhìn nhận tầm quan trọng của R&D ở một level khác, R&D quyết định sự thành bại của một chiến lược sản phẩm mới (New Product Development). Mà, Chiến lược sản phẩm mới là gì thế?
1. Bối cảnh của chiến lược sản phẩm mới
Chiến lược sản phẩm mới là một phần của mạng lưới các chiến lược của công ty, gắn với chiến lược Marketing, chiến lược công nghệ và chiến lược chung của công ty.
Chiến lược sản phẩm là tổng thể các định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hướng mục tiêu dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức, tận dụng các cơ hội và vượt qua các thử thách bên ngoài.
2. Các cấp độ chiến lược phát triển sản phẩm mới
Có 4 cấp độ chiến lược phát triển sản phẩm mới:
- Chiến lược dự án: Chiến lược phát triển sản phẩm đã có
- Chiến lược danh mục: Chiến lược danh mục sản phẩm, tăng nhận biết thương hiệu
- Chiến lược kinh doanh: Chiến lược gia tăng chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới
- Chiến lược công ty: Chiến lược phát triển sản phẩm theo mục tiêu, sứ mệnh công ty
3. Các mục tiêu cần xác định
Tùy vào cấp độ, một tổ chức phải quyết định chọn ra từ một đến hai mục tiêu chiến lược để đạt hiệu quả cạnh tranh tốt nhất. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược cần phải đạt được những yếu tố sau đây:
- Thời gian thâm nhập thị trường/lịch trình phát triển nhanh
- Chi phí phát triển thấp
- Giá thành sản phẩm thấp
- Đổi mới sản phẩm và hiệu suất cao
- Chất lượng, độ tin cậy và có căn cứ
- Dịch vụ, đáp ứng và linh hoạt để đáp ứng với cơ hội sản phẩm mới và thị trường
4. Tiến trình của chiến lược phát triển sản phẩm mới
Dự thảo: Lập báo cáo trước khi phát triển sản phẩm:
- Nhận dạng rõ ràng thị trường mục tiêu
- Nhu cầu, mong muốn, sở thích của KH cụ thể
- Sản phẩm gì chúng ta sẽ làm?
Hoạch định tiến trình sản phẩm: Chuỗi hoạt động của doanh nghiệp dùng để nhận dạng cơ hội kinh doanh và chuyển nó thành hàng hóa bán được hoặc dịch vụ
Lập và thực thi chiến lược sản phẩm mới: Xác định vai trò của sản phẩm mới trong mục tiêu giai đoạn chung của doanh nghiệp và các bước thực hiện.
Trong chiến lược sản phẩm mới, R&D là điều kiện trước tiên quyết định khả năng, xác suất thành công của cả chiến lược: Sản phẩm mới có phù hợp với khách hàng? Sản phẩm mới có khả thi để tạo ra? Sản phẩm mới phù hợp với khách hàng, có khả thi nhưng doanh nghiệp có thu được lợi nhuận trên chi phí bỏ ra?
Kết luận
Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu được R&D là gì? và vai trò của bộ phận này trong doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp của bạn không có bộ phận R&D, sẽ là một thử thách rất lớn trong việc phát triển công ty, nhưng liệu bạn có đủ nguồn lực để nuôi một bộ máy như vậy trong khi hiệu quả có thể không đo đếm được? Đây sẽ là một bài toán nan giải cho các chủ doanh nghiệp cũng như tầm nhìn của họ.