Thế hệ Z hiện đang là cụm từ khá mới mẻ, thế nhưng thuật ngữ này lại đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Những nhà chiến lược marketing cũng đang gấp rút tìm hiểu về thế hệ này để tạo ra cơ hội bán hàng trong tương lai.
Mục Lục
Thế hệ Z là gì?
Thế hệ Z (Gen Z) ám chỉ những người được sinh ra vào giữa 1995 và 2010, thời điểm mà internet bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế các bạn trẻ thuộc thế hệ này đã quá quen thuộc với việc sử dụng các công nghệ số và nó cũng trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống. Các bạn trẻ thuộc thế hệ Z được biết đến là vô cùng cá tính tự do, ưa sáng tạo, không ngần ngại phá cách, là những con người hay hay tìm tòi, rất thực tế và có tham vọng lớn.
Có thể nói, mạng xã hội hiện nay là công cụ không thể thiếu đối với đại đa số người sử dụng internet trên toàn thế giới, không chỉ riêng Thế hệ X, Y hay Z. Để tiếp thị tới đối tượng khách hàng trẻ, đặc biệt là đối tượng Gen Z, sử dụng mạng xã hội là điều phải-có với mỗi tổ chức nếu muốn chiến dịch marketing của mình thành công. Thế nhưng, sử dụng mạng xã hội với Thế hệ Z không hề dễ như mọi người nghĩ. Dưới đây là một số lý do vì sao cần có chiến lược mạng xã hội phù hợp.
Mạng xã hội với Thế hệ Z trong năm 2018
Mạng xã hội với Thế hệ Z không chỉ có riêng Facebook
Facebook được phổ biến rộng rãi toàn cầu và hiện đang đứng đầu danh sách mạng xã hội. Thế nhưng với thế hệ Z, lựa chọn duy nhất không phải là Facebook, thậm chí có người đã bỏ Facebook để sử dụng những mạng xã hội khác. Gen Z là thế hệ đặc biệt luôn luôn biết thay đổi xu hướng, vậy nên không có trào lưu tồn tại lâu dài. Lý giải vì sao Instagram hay Snapchat đang được các bạn trẻ Gen Z yêu thích, hai nền tảng này luôn biết cách tạo ra trào lưu mới hấp dẫn khách hàng. Nắm bắt xu thế mới của giới trẻ Gen Z đã khó, nhưng nếu tận dụng được thì thực sự là một lợi thế cạnh tranh lớn.
Cách Thế hệ Z xử lý thông tin thay đổi phương pháp truyền thông trên mạng xã hội
Thế hệ Z tuy xử lý luồng thông tin rất nhanh, thế nhưng đây cũng chính là nhược điểm. Trung bình Gen Z chỉ tập trung được trong khoảng 8 giây do độ tập trung cao độ rất kém và dễ bị phân tán. Điều này gây khó khăn cho các nhà marketing khi vừa phải tạo ra sự khác biệt so với những thương hiệu khác, vừa phải phân tích kĩ càng để đưa ra lượng thông tin ngắn gọn, súc tích, có giá trị trước khi Gen Z bỏ qua và tiếp tục lướt xuống.
Thế hệ Gen Z là những digital native đích thực
Họ đã quá quen sử dụng nhưng công cụ, thiết bị số và đủ thông thái để phân loại các luồng thông tin. Đây là lý do mà thế hệ này rất khó tính trong việc tiếp nhận thông tin, đặc biệt là rất nhạy cảm với những thông tin về truyền thông và quảng cáo. Sẽ không dễ gì để có thể lôi kéo họ theo những kế hoạch marketing đã đề ra.
Cởi mở chính là con dao hai lưỡi
Mạng xã hội là công cụ mở giúp mọi người công khai chia sẻ thông tin, chính vì thế mà bất kì nguồn thông tin nào, dù là tích cực hay tiêu cực, cũng đều ảnh hưởng tới một bộ phận không nhỏ người dùng. Thế hệ Z khi sử dụng một sản phẩm không vừa ý mình sẽ không ngần ngại chia sẻ chúng lên trang cá nhân hay các cộng đồng lớn. Các thương hiệu cần phải lắng nghe phản hồi trên mạng xã hội với Thế hệ Z kịp thời và không ngừng cải tiến, hoàn thiện dịch vụ để giữ được cảm tình với mỗi khách hàng.
Giống như bất kì đối tượng khách nào, đối tượng khách hàng Thế hệ Z vẫn cần phải được phân tích, đánh giá kĩ lưỡng trước và các thương hiệu vẫn luôn phải nỗ lực đổi mới, xây dựng kênh mạng xã hội để có thể đưa ra chiến lược marketing thu hút người dùng.
Theo AdvertisingWeek360.