M&A là gì? Mục đích và bản chất của M&A

Mục Lục

M&A là gì

Đâu đó có thể các bạn đã thấy cụm từ M&A và có tự mình đặt câu hỏi, M&A là gì mà lại được nhắc đến nhiều như vậy. M&A là từ được viết tắt bởi Mergers và Acquisitions là sáp nhập và mua lại. M&A là hoạt động doanh nghiệp giành quyền kiểm soát doanh nghiệp khác thông qua việc sở hữu một phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp đó.

M&A tùy luôn được đứng cạnh nhau, nhưng trên thực tế hai từ này cũng có những đặc điểm khác nhau

Mergers: Là hình thức kết hợp giữa công ty có cùng quy mô với nhau, thống nhất gộp cổ phần, công ty nhận sáp nhập sẽ được nhận toàn bộ tài sản, cũng như quyền và nghĩa vụ, lợi ích của công ty bị sáp nhập. Đồng thời công ty bị sáp nhập  phải chấm dứt sự tồn tại để hợp nhất, trở thành một công ty mới

Acquisitions : Là hình thức kết hợp giữa công ty mà trong đó một công ty mua lại một công ty khác, đặt mình trở thành chủ sở hữu mới.

M&A còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí không cần thiết…

M&A là gì ?

M&A là gì ?

Mục đích của M&A là gì

Các doanh nghiệp M&A thường có mục đích là để chiếm quyền kiểm soát doanh nghiệp khác chứ không chỉ nằm ở việc sở hữu cổ phần doanh nghiệp đó. Vì thế, hoạt động M&A chỉ được công nhận khi có một nhà đầu tư có đủ sở hữu số cổ phần đủ để có thể quyết định các vấn đề quan trong của doanh nghiệp khác. Còn nếu không, chỉ là sự đầu tư thông thường.

Hình thức của M&A là gì

Hoạt động M&A được thực hiện đa dạng qua 5 hình thức

  • Góp vốn trực tiếp
  • Mua lại cổ phần
  • Sáp nhập doanh nghiệp
  • Hợp nhất doanh nghiệp
  • Tách doanh nghiệp

Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất trong hoạt động M&A là Góp vốn trực tiếp hoặc mua lại cổ phần.

Bản chất của M&A là gì

M&A  giúp cắt giảm đi bớt bộ máy hành chính, giúp mở rộng thị phần hơn. Bản chất của M&A  là chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp với mục đích tập trung, mở rộng quy mô để thực hiện những mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.

M&A là gì

M&A là gì, bản chất của M&A

Trường hợp được thực hiện hoạt động M&A

Không phải lúc nào hoạt động M&A cũng được thực hiệc, hoạt động M&A chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định

Nguyên tắc cơ bản

Hoạt động M&A chỉ được thực hiện khi nó có thể đem lại giá trị mới cho công ty, cho các cổ động mà nó sẽ không đạt được nếu không thực hiện M&A

Về mặt giá trị

Giá trị của công ty sau khi thực hiện hoạt động M&A phải lớn hơn tổng giá trị của các công ty khi chưa sáp nhập

Về năng lực cạnh tranh

Thông thường, khi doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khác nhằm tạo ra một doanh nghiệp mới với năng lực cạnh tranh lớn hơn, đạt hiệu quả tốt hơn.

Sự đồng thuận

Hoạt động M&A sẽ không được thực hiện khi không nhận được sự ủng hộ từ các cổ đông.

Những thương vụ M&A nổi tiếng và thành công trên thế giới

Sức mạnh của M&A là gì khi mà có những thương vụ M&A đình đám đem về những giá trị lợi nhuận khổng lồ điển hình như.

  1. Google mua lại Youtube

Năm 2006, Google đã thực hiện thương vụ M&A với Youtube khi mua lại Youtube với giá 1,6 tỉ USD. Khi đó, Youtube còn là doanh nghiệp mới còn non trẻ, nhưng sau thương vụ này, tính đến nay thì Youtube là nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực video trực tuyến.

M&A là gì

M&A là gì, Thương vụ M&A đình đám của Google

  1. Facebook mua lại Instagram

Năm 2012, Facebook đã làm những chuyên gia và công chúng hoài nghi vì chịu chi những 1 tỉ USD mua lại Instagram, và hiện nay sự kết hợp giữa hai nền tạng mạng xã hội này đang trên đà phát triển cực mạnh, chứng tỏ 1 tỉ USD mà Facebook bỏ ra là một cái giá quá rẻ.

M&A là gì

M&A là gì, Thương vụ M&A của Facebook và Instagram

  1. Ebay mua lại Paypal

Năm 2002, EBay đã vung 1,5 tỉ USD để mua lại Paypal khiến ai cũng hoài nghi. Tuy nhiên đến nay, đây là thương vụ công nghệ có lợi nhất mọi thời đại. Paypal đang phát triển nhanh đến mức sẽ chiếm lĩnh thị phần doanh thu của eBay trong tương lai gần.

M&A là gì

M&A là gì, thương vụ M&A đình đám của Ebay

Kết luận

Bài viết trên đã trả lời cho các bạn câu hỏi M&A là gì. Doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn nếu có một chiến lược M&A hiệu quả.

 

2/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *