SWOT là gì? Làm thế nào để phân tích ma trận SWOT hiệu quả cho doanh nghiệp?

Ma trận SWOT là một công cụ mà bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và hoạt động trong kinh vực Marketing nói riêng đều không thể bỏ qua. Ma trận SWOT cho phép Marketer có thể nắm bắt và lên chiến lược phù hợp đối với từng đối tượng marketing cụ thể. Vậy SWOT là gì? Hãy cùng AgencyVN tìm hiểu và làm rõ.

Mục Lục

SWOT là gì?

Mô hình SWOT là công cụ phân tích, đánh giá toàn diện về tình hình hiện tại của một dự án, sản phẩm, thương hiệu hay thậm chí là cả một doanh nghiệp. Ma trận SWOT bao gồm 4 yếu tố sau:

  • Strengths (Điểm mạnh, ưu thế)
  • Weaknesses  (Điểm yếu, điểm khiếm khuyết)
  • Opportunities (Cơ hội, thời cơ)
  • Threat (Thách thức, mối đe dọa) 
SWOT là gì
Mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án hay đối tượng marketing nào đó. Chính vì thế mà ma trận SWOT trong marketing đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch.

Ma trận SWOT được áp dụng trong những trường hợp cụ thể:

  • Các buổi  họp brainstorming ý tưởng
  • Giải quyết vấn đề (cơ cấu tổ chức, nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa doanh nghiệp v..v)
  • Phát triển chiến lược ( cạnh tranh; sản phẩm, công nghệ, thị trường mới v..v)
  • Lập kế hoạch
  • Ra quyết định
  • Đánh giá chất lượng sản phẩm
  • Đánh giá đối thủ
  • Kế hoạch phát triển bản thân

Tại sao doanh nghiệp cần phân tích SWOT trước khi ra quyết định trong hoạt động kinh doanh?

Phân tích ma trận SWOT là một trong những bước quan trọng nhất trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh hay chiến lược marketing của một doanh nghiệp. Đặc biệt với doanh nghiệp muốn phát triển, xây dựng thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một bước không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược.

Phân tích SWOT cho phép những nhà kinh doanh hay marketer có cái nhìn chủ quan về các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu và có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Quá trình phân tích SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp hoạt động.

Làm thế nào để phân tích ma trận SWOT hiệu quả?

Dựa vào 4 yếu tố: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) để phân tích ma trận SWOT hiệu quả:

Strengths – Điểm mạnh

Điểm mạnh trong mô hình SWOT chính là lợi thế của riêng bạn, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…của bạn. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà bạn có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:

Phân tích điểm mạnh trong mô hình SWOT
Phân tích điểm mạnh trong mô hình SWOT
  • Nguồn lực, tài sản, con người
  • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
  • Tài chính
  • Marketing
  • Cải tiến
  • Giá cả, chất lượng sản phẩm
  • Chứng nhận, công nhận
  • Quy trình, hệ thống kỹ thuật
  • Kế thừa, văn hóa, quản trị

Nên nhớ, bạn cần thực tế, không tỏ ra khiêm tốn thái quá, sáng suốt và luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh, đặc biệt khi so sánh với đối thủ.

Weaknesses – Điểm yếu

Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc bạn làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực tôi đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngoài ra bạn tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Công việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì mình đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào bạn nhận được từ người tiêu dùng và thị trường v..v

Phân tích điểm yếu trong swot
Phân tích điểm yếu trong swot

Opportunities – Cơ hội

Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doan thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:

  • Sự phát triển, nở rộ của thị trường
  • Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
  • Xu hướng công nghệ thay đổi
  • Xu hướng toàn cầu
  • Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
  • Mùa, thời tiết
  • Chính sách, luật….

Threats – thách thức

Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công chính là Nguy cơ. Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:

Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.

Ví dụ về Ma trận SWOT của Vinamilk

Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,… Vậy Ma trận SWOT của Vinamilk có gì khác biệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và làm rõ hơn khái niệm SWOT là gì qua ma trận SWOT mẫu của Vinamilk.

Ví dụ ma trận SWOT của Vinamilk
Ví dụ ma trận SWOT của VinamilkVí dụ ma trận SWOT của Vinamilk

Điểm mạnh của Vinamilk

Sự uy tín của thương hiệu

Thương hiệu Vinamilk gắn liền với các sản phẩm sữa và sản phẩm từ sữa được người tiêu dùng tín nhiệm như sữa đặc Ông Thọ, Ngôi sao, Dielac, Yogurt Vinamilk,… Vinamilk được bình chọn là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006 và cũng là doanh nghiệp nằm trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 – 2009 do người tiêu dùng bình chọn.

Danh mục sản phẩm đa dạng, sản phẩm có giá tiết kiệm hơn so với những sản phẩm nhập khẩu cùng loại, chất lượng tương đương và là doanh nghiệp chiếm thị phần sữa lớn nhất tại Việt Nam.

Vinamilk có một danh mục sản phẩm đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng với chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Đặc biệt dòng sản phẩm sữa đặc “Ông Thọ” và “Ngôi sao” là sản phẩm phù hợp với thị hiếu của đa số người dân hiện nay.

Vinamilk là doanh nghiệp sữa chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam (khoảng 37%), trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua.

Mạng lưới phân phối của Vinamilk rộng khắp

Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Vinamilk là yếu tố thiết yếu dẫn đến sự thành công trong hoạt động, cho phép Vinamilk chiếm lĩnh được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Hiện nay, Vinamilk phân phối rộng khắp 64 tỉnh thành với 250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Phân tích Điểm mạnh của Vinamilk
Phân tích Điểm mạnh trong mô hình SWOT của Vinamilk

Đầu tư việc tự cung cấp sữa bò

Công ty đã có những dự án trực tiếp chăn nuôi và hỗ trợ người nông dân nuôi bò sữa để chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ động hơn về nguồn nguyên liệu.

Điểm yếu của Vinamilk

Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu( 60%) là điểm yếu của Vinamilk vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỷ giá.

Thị phần sữa bột chưa cao, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập khẩu: Theo báo cáo mới nhất của BVSC thị trường sữa bột trong nước Vinamilk chiếm 16% trong khi sản phẩm sữa nhập khẩu chiếm 65% và Dutchlady chiếm 20%.

Cơ hội của Vinamilk

Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn

Ngành sữa đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nên Vinamilk có nhiều tiềm năng phát triển.  Mức tiêu thụ bình quân của Việt Nam hiện nay là 14l/người/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng trên 6%/năm.

Phân tích Cơ hội của Vinamilk
Phân tích Cơ hội trong SWOT của Vinamilk

Quan điểm người Việt dùng hàng Việt được hưởng ứng, do đó lợi thế cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh đang dần suy yếu

Sau những công bố về việc phát hiện hàng loạt sản phẩm sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc và một số sản phẩm sữa bột thành phẩm với hàm lượng đạm thấp rất hơn nhiều so với hàm lượng công bố trên bao bì đã góp phần thúc đẩy xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ thương hiệu có uy tín. Đây là cơ hội lớn cho Vinamilk khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.

Thách thức của Vinamilk

Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định

Tổng sản lượng sữa tươi từ hộ chăn nuôi hiện nay chỉ đáp ứng được 20 – 25% lượng sữa tiêu dùng, còn lại phải nhập khẩu. Sau một số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém → thách thức đối với sự ổn định nguồn nguyên liệu.

Sự tham gia cúa nhiều đối thủ cạnh tranh vào thị trường

Thị trường sữa cạnh tranh quyết liệt khi có rất nhiều công ty tham gia ,đặc biệt là các công ty sữa lớn trên thế giới như: Nestle, Dutchlady, Abbott, Enfa, Anline, Mead Jonhson,..

Kết luận

Hy vọng bài viết này đã có thể cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc về Ma trận SWOT và cách áp dụng ma trận SWOT hiệu quả vào doanh nghiệp. Đừng quên cập nhật tin tức và kiến thức marketing mỗi ngày trên AgencyVN bạn nhé.

>>> Đọc thêm: Ma trận BCG là gì?

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *