Đăng ký thương hiệu độc quyền là việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp, điều này giúp xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hoặc thương hiệu cả doanh nghiệp. Tránh tình trạng doanh nghiệp sẽ đầu tư lãng phí hoặc có thể mất thương hiệu cũng như bị hàng giả hàng nhái sản phẩm của mình. Thương hiệu cũng được biết đến như là một hình tượng của doanh nghiệp, thương hiệu được xác định và cấu thành bởi nhiều dấu hiệu khác nhau để nhận biết với đối thủ cạnh tranh. Hãy cùng AgencyVN tìm hiểu thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền qua bài viết sau.
Mục Lục
Đăng ký thương hiệu độc quyền là gì
Đăng ký thương hiệu độc quyền là việc chủ sở hữu của một thương hiệu hay một nhãn hiệu nộp đơn cho cục sở hữu trí tuệ nhằm mục đích đăng ký độc quyền cho sản phẩm thuộc lĩnh vực mình đăng ký. Việc này vô cùng quan trọng bởi nó có thể giúp chủ sở hữu sản phẩm hay thương hiệu được bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, ngăn chặn không cho người khác sử dụng tên hay sản phẩm của mình. Khi mà thương hiệu đã được đăng ký độc quyền thì sẽ nhận được sự bảo vệ nhất định từ pháp luật, chủ sở hữu cũng có thể kiện hoặc nhận được khoản bồi thường nếu có bất kì tổ chức hay cá nhân khác sử dụng vào sản phẩm đó.
Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền
Tại Việt Nam, chưa có quy định về bắt buộc việc đăng ký thương hiệu độc quyền. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện nay cũng đều rất quan tâm đến việc này bởi nó có thể giúp doanh nghiệp đứng vững để phát triển và cạnh tranh với các đối thủ khác. Hơn nữa nó còn giúp vị thế của doanh nghiệp cũng được đứng vững trong lòng khách hàng.
Tại Việt Nam, cục sở hữu trí tuệ là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thời gian để giải quyết thông thường sẽ từ 12 – 16 tháng bao gồm các bước bên dưới.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu bao gồm: Đơn đăng ký thương hiệu độc quyền theo mẫu có sẵn, mẫu nhãn hiệu của danh mục hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp lệ phí.
Bước 2: Thẩm định hình thức hợp lệ của đơn đăng ký
Bước 3: Công bố đơn hợp lệ
Bước 4: Thẩm định nội dung
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận độc quyền cho doanh nghiệp
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp hay cá nhân nào muốn đăng ký thương hiệu độc quyền phạm vi ngoài Việt Nam thì có thể sử dụng hình thức đăng ký sáng chế quốc tế (PCT). Nộp đơn theo hình thức này thì bạn có thể đăng ký và bảo hộ sáng chế ở nhiều quốc gia khác nhau.
Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền
>>Xem thêm: Đăng ký thương hiệu thông qua trademark
Tầm quan trọng của đăng ký thương hiệu độc quyền
Tại Việt Nam đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng bị đánh cắp ở thị trường nước ngoài ví dụ như Nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre hay cà phê Trung Nguyên. Rõ ràng điều này đã gây tổn thất rất lớn cho các doanh nghiệp, vậy nên, thương hiệu dù có mạnh mà không có biện pháp bảo vệ thương hiệu thì sẽ tạo cơ hội cho những thương hiệu làm nhái làm giả.
Bản quyền thương hiệu sẽ giúp bảo vệ cho tên và những bộ nhận diện thương hiệu khác của doanh nghiệp không vi phạm thương hiệu đăng ký. Ngoài ra nó còn giúp ngăn chặn việc đánh cắp chất xám từ doanh nghiệp khác. Nếu doanh nghiệp của ban phát hiện ra sự vi phạm bản quyền thì doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể khởi kiện để pháp luật bảo vệ.
Hơn nữa, thương hiệu còn đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đa phần khách hàng sẽ lựa chọn thương hiệu nổi tiếng và lâu đời. Chính vì thế, để chiếm được lòng tin của khách hàng thì doanh nghiệp đó ít nhiều cũng đã từng rất cố gắng để có được thành công như hiện tại. Khi bị nhái sản phẩm thì cả doanh nghiệp và khách hàng đều sẽ gây hoang mang không đáng có, nên việc đăng ký thương hiệu độc quyền càng quan trọng hơn bởi nó giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Bản sắc thương hiệu là gì
Kết Luận
Tài sản thương hiệu là tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh thị phần cũng như có được sự tin dùng của khách hàng. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu độc quyền để đảm bảo rằng sản phẩm của họ không bị bất cứ một bên nào khác sử dụng trái phép và doanh nghiệp của bạn sẽ được bảo vệ, điều này rất cần thiết khi doanh nghiệp đang cạnh tranh ở một thị trường mới.