CV là gì là câu hỏi đã được rất nhiều các bạn trẻ đặt ra, nhất là những bạn trẻ đang tìm kiếm việc làm. Đúng vậy, CV là một phần vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân mình. Vậy, CV là gì và CV xin việc của ngành Marketing có khác gì so với các ngành nghề khác hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
CV là gì?
CV là từ viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae”, có thể dịch sát nghĩa là một bản sơ yếu lý lịch, CV bao gồm thông tin cá nhân, bản tóm tắt những kỹ năng và kinh nghiệm nổi bật của bạn trong suốt quá trình học tập và làm việc. Trong bản CV bạn nên nêu rõ thế mạnh của mình và những gì bạn học được trong quá trình làm việc bởi nhà tuyển dụng bước đầu sẽ nhìn vào CV để đánh giá bạn, chỉ khi họ tin tưởng thì cơ hội của bạn được làm việc tại đó càng cao.
CV là một hình thức truyền đặt nhanh chóng và chính xác nhất những kỹ năng và kinh nghiệm của người đi xin việc. CV là yếu tố đầu tiên nhưng lại quyết định sự thành công hay thất bại của một người muốn tham gia công tác tại một doanh nghiệp.
Hãy tạo ra danh sách các thông tin cơ bản của bạn sau đó sắp xếp thành một danh mục. CV sẽ tối ưu, súc tích khiến gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.
CV là gì?
Những điều cần lưu ý với một CV là gì?
Những phần quan trọng trong CV
- Thông tin liên hệ: Phần này là phần quan trọng nhất bao gồm tên của bạn, số điện thoại di động, email của bạn, ngoài ra còn cần có thêm địa chỉ hiện tại bạn sinh sống. Phần này quan trọng bởi đó là thông tin để nhà tuyển dụng dựa vào đó liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tiểu sử: Tiểu sử là nơi để bạn làm nổi bật bản thân và tính cách của mình. Hãy lựa chọn những thông tin nổi bật và những kỹ năng liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển để đưa vào đây. Đừng quên nêu lên mục tiêu nghề nghiệp của mình, nên nhớ mục tiêu nghề nghiệp phải tập trung vào lĩnh vực bạn đang muốn làm. Tiểu sử thông thường sẽ được tóm gọn trong khoảng 100 từ.
- Kinh nghiệm làm việc: Dù bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhưng chỉ nên đưa những kinh nghiệm làm việc có liên quan tới công việc hiện tại.
- Kỹ năng và thành tích: Hãy nêu toàn bộ những kỹ năng và thành tích bạn đã đạt được, sẽ tuyệt vời hơn nếu nó liên quan đến công việc.
- Sở thích: Nhà tuyển dụng thường không quan tâm đến những sở thích bình thường của bạn như du lịch, ca hát, xem phim… Họ chỉ quan tâm tới sở thích liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: Bạn đang ứng tuyển vị trí content marketing hoặc nhà báo thì sở thích của bạn là viết blog quả thực là một điểm vô cùng mạnh mà doanh nghiệp chú ý.
Những điều cần lưu ý khi tạo một CV xin việc vào ngành Marketing.
CV xin việc của ngành Marketing có khác gì so với các ngành nghề khác hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiêp theo nhé.
Thấu hiểu bản thân
Đây là điều cần thiết và là việc tối quan trọng, hãy tự hỏi mình câu hỏi “Bản thân mình muốn làm việc trong lĩnh vực tiếp thị nào? Mình có phải là chuyên gia SEO hay không, chuyên gia đa kênh hay một người có kĩ năng phát triển sản phẩm kỹ thuật số hoặc kĩ năng đánh giá thị trường không?”
Trong một doanh nghiệp, bạn sẽ không mơ ước đầu tư ngân sách tiếp thị của mình vào chiến dịch mà không hiểu đối tượng mục tiêu của bạn. Bạn sẽ dành thời gian phân tích các phân đoạn khách hàng; hiểu những gì quan trọng đối với họ và cách định hình một thông điệp hiệu quả. CV của bạn cũng nên tiếp cận thương hiệu theo đúng cách như vậy. Càng thấu hiểu bản thân kĩ lưỡng, bạn sẽ càng định hướng bản thân tốt để nhắm tới công ty hàng đầu trong tâm trí bạn.
Những lưu ý với một CV là gì (Ảnh: Internet)
Tối ưu hóa tiêu đề CV
Tiêu đề là dòng đầu tiên mà bất cứ ai cũng sẽ để ý tới đầu tiên, từ những bức thư, email, bìa báo, tin tức. CV cũng vậy, ngoài yếu tố về SEO còn cần sáng tạo. Hãy nghĩ về điều sẽ lôi cuốn, thu hút bạn nhất. Lưu ý tránh sự nhàm chán bởi có thể nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua ngay khi chưa đọc chi tiết.
Biến bản thân trở nên nổi bật
Công nghệ đã chuyển đổi cảnh quan tiếp thị. Nhiều công việc được yêu cầu nhiều năm trước giờ đã không còn cần nữa. Do đó, điều bạn cần làm là luôn khiến bản thân nổi bật trên thị trường. Trừ khi bạn đăng ký vai trò chuyên môn cao, bạn cần chứng minh một loạt các kỹ năng, bao gồm:
- Tính toán, để phân tích hiệu suất chiến dịch, phù hợp với ngành Market Research
- Kỹ năng tổ chức, để quản lý chiến dịch đa kênh phù hợp với ngành Event
- Chuyên môn truyền thông, sản xuất nội dung văn bản và video và phương tiện truyền thông xã hội, phù hợp với ngành Content hoặc PR, Social…
- Kỹ năng lãnh đạo và khả năng truyền cảm hứng phù hợp với Account
- Kỹ năng về kỹ thuật số, phù hợp với các ngành marketing
Hãy nêu lên toàn bộ kỹ năng khác biệt của bạn, những điểm khiến bạn trở nên nổi bật, trở nên độc nhất, hãy nhờ đó mà nêu lên toàn bộ những kỹ năng có thể áp dụng vào công việc bạn ứng tuyển để khiến nó trở nên tốt hơn.
Chau chuốt câu từ
Một bản CV tốt trước hết phải không được mắc lỗi cơ bản như lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. Chính vì thế, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ để đảm bảo rằng bản CV không bị mắc những lỗi nhỏ như vậy.
Kết Luận
Bài viết trên cũng đã chia sẻ được định nghĩa CV là gì? và những điểm cần lưu ý để có được một CV hoàn hảo nhất. Một bản CV tốt sẽ mang đến cho bạn cơ hội tốt hơn để được làm việc tại doanh nghiệp bạn mong muốn.
Theo: MarketingAI