DISC là gì? Các bước đọc biểu đồ DISC chính xác nhất

Quản trị nhân sự luôn là một trong các lĩnh vực cần được chú trọng vì nó ảnh hưởng chính đến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhân sự giỏi thì sẽ có tiềm lực phát triển lớn hơn. DISC là một mô hình được áp dụng rộng rãi trong quản trị nhân sự ở mỗi doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu DISC là gì và ứng dụng của mô hình DISC vào các khía cạnh cuộc sống trong bài viết sau đây.

Mục Lục

DISC là gì

DISC đã được nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ có tên William Moulton marston nghiên cứu và xây dựng theo các nhóm tính cách của con người.

  • Dominance – D: Sự thống trị
  • Influence – I: Sự ảnh hưởng
  • Steadiness – S: Sự kiên định
  • Compliance – C: Sự tuân thủ

DISC là một công cụ để xác định tính cách của người được hỏi trong thời điểm nào đó thông qua việc quan sát hành vi của họ. Tính cách mỗi cá nhân đều sẽ nằm trong bốn nhóm được nêu trên, mỗi cá nhân sẽ có điểm khác biệt nằm ở tỷ lệ hoặc mức độ của mỗi nhóm. Thông thường thì mỗi người sẽ chỉ nhóm ở 1-2 nhóm trội nhất để khắc họa. Ví dụ, 1 người sở hữu tỉ lệ D là 70% còn 3 nhóm còn lại chỉ là 30% thì người đó sẽ là người nhóm D.

disc là gì

>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình kim cương của Michael Porter là gì

Các bước đọc biểu đồ DISC

Bởi trong biểu đồ DISC sẽ được chia thành 4 cặp phạm trù đối lập dựa trên các nhóm tính cách đó là

Hướng nội >< Hướng ngoại

Quan tâm tới con người >< quan tâm tới kết quả

Vì thế các bước đọc biểu đồ disc sẽ lần lượt là

Bước 1: Xác định tiêu chí đầu tiên – hướng nội/hướng ngoại

Để xác định, bạn cần quan sát đối tượng là người chủ động nêu ý kiến hay chờ người khác hỏi mới trả lời. Tương tự trong khi trò chuyện, người đó có chủ động dẫn dắt câu chuyện hay chỉ trả lời ngắn gọn. Không chỉ trong giao tiếp thì nếu bạn để ý các hành động, tốc độ trong việc khác của họ thì bạn cũng có thể xác định được họ thuộc nhóm hướng nội hay hướng ngoại.

Bước 2: Xác định tiêu chí tiếp theo – Quan tâm tới con người/quan tâm tới kết quả

Tiêu chí này xác định bằng cách nhìn vào tính cách và chuyên môn của họ. Cụ thể với những người quan tâm tới kết quả thì họ sẽ là người có kiến thức chuyên môn tốt. Còn đối với đối tượng quan tâm tới con người thì họ sẽ có tính cách hòa nhã, dễ tiếp xúc. Tuy nhiên các việc phân tích không phải thế mạnh của họ nhưng họ lại quan tâm tới cảm xúc của người khác. Chính vì thế, hãy đặt ra tình huống giả định để xem người này sẽ xử lý thế nào.

Bước 3: Ghép kết quả từ 2 bước trên

Sau khi đã xác định được 2 tiêu chí trên thì bước này sẽ là bước ghép chúng lại và có thể đoán xem người đó thuộc nhóm tính cách nào.

  • Nhóm 1: Hướng ngoại + quan tâm tới kết quả – Đây là dấu hiệu của người nhóm D
  • Nhóm 2: Hướng ngoại + quan tâm tới con người – Đây là dấu hiệu của người nhóm I
  • Nhóm 3: Hướng nội + quan tâm tới kết quả – Đây là dấu hiệu của người nhóm S
  • Nhóm 4: Hướng nội + quan tâm tới con người – Đây là dấu hiệu của người nhóm C

disc-la-gi-va-test-disc

Tại sao mô hình DISC lại quan trọng

Sau khi bạn đã hiểu được rõ khái niệm DISC là gì và biết được đây là mô hình giúp xác định người khác thông qua tính cách và hành vi của họ. Theo lý thuyết DISC thì mỗi chúng ta đều thuộc một trong bốn nhóm tính cách đó. Mô hình DISC giúp áp dụng vào các khía cạnh khác trong công việc. Nó giúp nắm bắt  tâm lý khách hàng, ngoài ra mô hình disc còn giúp lãnh đạo có cái nhìn khách quan về nhân viên, hiểu được điểm mạnh, yếu của từng người và giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

Các ứng dụng của mô hình DISC

  • Ứng dụng DISC trong quản trị nhân sự
  • Ứng dụng DISC trong bán hàng
  • Ứng dụng DISC trong tuyển dụng

Kết

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được DISC là gì và tầm quan trọng cũng như ứng dụng của mô hình DISC trong các hoạt động của doanh nghiệp. Có thể hiểu việc xác định tính cách của bản thân và người xung quanh sẽ giúp công việc được cải thiện tốt hơn. Chính vì thế DISC đã trở nên hữu ích khi sử dụng trong hoạt động quản lý nhân sự và tuyển dụng.

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *