Franchise là gì? Chiến lược bao phủ thị trường không thể không biết

Bạn là Start-up, chủ doanh nghiệp hay chỉ là người yêu thích kinh doanh? Chưa nói đến các kĩ năng về giao tiếp, marketing, sáng tạo,… cái đầu tiên bạn phải có định hướng và hiểu rõ cách vận hành doanh nghiệp của mình: mô hình kinh doanh.

Dạo gần đây cái tên franchise được nhiều người biết đến như một mô hình kinh doanh hứa hẹn nhiều cơ hội, trong bài viết này Agencyvn sẽ giúp bạn hiểu rõ mô hình kinh doanh này, nắm được franchise là gì, có nên áp dụng với doanh nghiệp của mình,…

Mục Lục

Franchise - Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Franchise – Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Franchise là gì?

Franchise hay còn gọi là nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh với bên được nhượng quyền (franchisee) có quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, áp dụng mô hình kinh doanh với tên thương hiệu của bên nhượng quyền (franchiser) trong một phạm vi và khoảng thời gian cố định và phải đóng các khoản phí theo phần trăm tùy theo từng hợp đồng.

Các thương hiệu nhượng quyền chủ yếu đến từ các công ty đa quốc gia với nguồn lực và thương hiệu nổi tiếng, muốn mở rộng và tìm kiếm các thị trường mới, một số thương hiệu chúng ta có thể dễ dàng biết tới như là KFC, Lotteria, Starbuck, các thương hiệu trà sữa,… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngồi yên trước cơ hội kinh doanh tiềm năng này, chúng ta cũng đã có những tên tuổi lớn như thương hiệu phở 24, thegioididong, cà phê Trung Nguyên,…

Vậy tại sao phải nhượng quyền thương hiệu? Có điều gì hấp dẫn hay các doanh nghiệp nhìn thấy được điều gì trong mô hình kinh doanh hứa hẹn này?

Mục đích nhượng quyền thương hiệu - franchise là gì?

Mục đích nhượng quyền thương hiệu – franchise là gì?

Mục đích nhượng quyền thương hiệu (Franchise)

Như định nghĩa, Franchise hay nhượng quyền thương hiệu dựa trên sự hợp tác chia sẻ lợi nhuận và rủi ro cho cả 2 bên, bên nhượng quyền được gọi là franchisor còn bên được nhượng quyền còn được gọi là franchisee cả hai bên đều có những điểm mạnh, cơ hội mà phía đối tác còn thiếu sót.

Đứng từ phía góc nhìn thương hiệu nhượng quyền (franchiser), họ muốn nhanh chóng mở rộng thị trường, tạo độ phủ thương hiệu mà không tốn chi phí bất động sản, chi phí nhân sự, vận hành từng chi nhánh. Ngoài ra người quản lý bản địa sẽ hiểu nhân sự và các khách hàng của họ hơn thương hiệu, chính vì thế chắc chắn lợi nhuận về cửa hàng phần nhiều cũng tốt hơn

Đứng từ phía góc nhìn bên kinh doanh được nhượng quyền (franchisee), họ mong muốn có một sản phẩm có thể đáp ứng thị trường mà không mất nhiều chi phí giáo dục thị trường, tìm nguồn đầu vào và đã có thương hiệu được người tiêu dùng biết đến.

Chính vì những nhu cầu kể trên, các bên liên quan đã cùng hợp tác để tạo ra mô hình Franchise – Nhượng quyền thương hiệu, tạo nên mối quan hệ hợp tác win-win.

những thương hiệu sử dụng mô hình franchise

những thương hiệu sử dụng mô hình franchise – Agencyvn (franchise là gì)

Mô hình franchise là gì – Những mô hình franchise 

Nhượng quyền hỗ trợ quản lý (management franchise): Mô hình nhượng quyền này phổ biến thường gặp ở các chuỗi khách sạn lớn có thể kể đến như Marriott, Hilton worldwide, IHG,… trong đó thương hiệu nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp để hỗ trợ bên kinh doanh trong việc quản lý, vận hành mô hình kinh doanh.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Mô hình nhượng quyền này có cấu trúc chặt chẽ, có tính kết nối và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 đến 30 năm). Điển hình của mô hình franchise này có thể kể đến chuỗi thức ăn nhanh Lotteria , McDonal’s, KFC, Starbucks Subway, hoặc phở 24 của Việt Nam.

Thương hiệu nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm:

  1. Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo
  2. Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh
  3. Hệ thống thương hiệu
  4. Sản phẩm, dịch vụ.

Bên mua nhượng quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản là: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), chủ yếu được tính theo doanh số bán định kỳ của bên được nhượng quyền. Ngoài ra bên nhượng quyền có thể thu thêm các khoản chi phí khác như chi phí hỗ trợ thiết kế và trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn…

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)

Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia HĐQT công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm ba yếu tố quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình. Đó là mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống và mức độ bao phủ thị trường. Những yếu tố này cũng bao phủ đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng như:

  • Franchisemột hoặc nhiều đơn vị (single/multiple-unit franchise)
  • Đại diện franchise toàn quyền (master franchise)
  • Franchise phụ trách phát triển khu vực (area development)
  • Đại diện franchise (representative franchise)

Đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu.

franchise là gì - những mô hình franchise

Franchise là gì – những mô hình franchise

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise) 

Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý ít chặt chẽ hơn, gồm các trường hợp phổ biến như sau:

  • Nhượng quyền phân phối dịch vụ sản, sản phẩm (product distribution franchise) như hàng áo sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho Foci, An Phước hay cà phê cho chuỗi cà phê Trung Nguyên…
  • Nhượng quyền đóng gói, bao bì, sản xuất sản phẩm và tiếp thị (marketing franchise) như CocaCola.
  • Nhượng quyền thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler nhượng quyền sử dụng thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở thị trường châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng và hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi trẻ em.
  • Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên thương hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) hoặc loại tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst&Young, Grant Thornton…

Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ.

Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, tối đa hóa doanh thu và khách hàng nhằm mục tiêu chiến lược đi trước đối thủ để chiếm lấy thị phần như trường hợp cà phê G7-Mart hoặc cà phê Trung Nguyên.

Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu đã trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho thương hiệu nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận nhượng quyền khi kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu đã được phát triển qua nhiều năm (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu).

Đối với các công ty trong nước, franchise là lãnh vực còn khá mới. Rất ít doanh nghiệp có thể hiểu biết sâu về franchise là gì và có thể áp dụng một cách toàn diện và thành công mô hình này vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, ngoại trừ vài trường hợp hiếm hoi như Phở 24.

Mặt khác, tại nước ta do những hạn chế về công tác quản trị thương hiệu và các quy trình của hệ thống kiểm soát được tiêu chuẩn hóa nên các doanh nghiệp chủ yếu đang áp dụng mô hình franchise không toàn diện, đặc biệt theo phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ như thegioididong, Foci, Trung Nguyên…

Cần chuẩn bị điều gì cho hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Franchise là gì – cần chuẩn bị điều gì cho hợp đồng nhượng quyền thương hiệu? – Agencyvn

Quá trình ký kết hợp đồng franchise

Tuy vậy, để đi đến một hợp đồng nhượng quyền thương hiệu là không dễ dàng, sự khó khăn đến cả từ phía thương hiệu và bên muốn được nhượng quyền kinh doanh.

Để làm tính đến chuyện nhượng quyền, thương hiệu ít nhất phải làm được ba thứ: Sản xuất, hệ thống và quan trọng nhất là tạo được Brand.

Doanh nghiệp phải tối ưu được sản xuất và hệ thống quản lý mới có thể đáp ứng một khối lượng nhu cầu sản phẩm lớn, chặt chẽ trong các khâu quản lý, quy trình vận hành. Có thể với mô hình kinh doanh nhỏ vài ba cửa hàng thì việc sản xuất, quản lý cũng như vận hành bộ máy không phải là điều gì quá to tát đáng để xem nặng vấn đề, nhưng khi nhân rộng mô hình đó lên thành chuỗi thì chỉ một lỗi nhỏ trong bộ máy cũng sẽ trở thành vấn đề lớn, và chính thương hiệu sẽ mất chi phí đáng kể trong những vấn đề “nhỏ” này.

Quan trọng hơn, đó là tạo được Brand, trước hết thị trường phải nhận diện được thương hiệu, nhãn hiệu, khi đó mới có cơ sở để khách hàng đến các cửa hàng nhượng quyền và tạo ra lợi nhuận cho người kinh doanh. Vì vậy, trước khi tính đến franchise, doanh nghiệp phải giải quyết được bài toán giáo dục thị trường.

Thông thường khi đàm phán kí kết nhượng quyền, thương hiệu nhượng quyền sẽ đề nghị bên được nhượng quyền lên kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn trên tổng thể tại thị trường dự kiến kinh doanh. Qua việc thẩm định bản kế hoạch này, phía thương hiệu sẽ xem xét cân nhắc xem có nên chấp nhận cho bên kia mua nhượng quyền không.

Một bản hợp đồng nhượng quyền sẽ bao gồm các yếu tố sau đây:

  1. Giấy phép: Người nhận quyền có quyền sử dụng nhãn hiệu của bên nhận quyền theo giấy phép.
  2. Chính sách: Bên nhận quyền phải tuân thủ các chính sách liên quan đến phương thức kinh doanh, như đã nêu trong thỏa thuận.
  3. Hỗ trợ Marketing: Franchisee có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ về marketing, quản lý thương hiệu từ bên nhượng quyền, để thực hiện kinh doanh theo cách thức được nêu trong thỏa thuận nhượng quyền thương mại.
  4. Đào tạo: Đào tạo và hỗ trợ hoàn chỉnh được cung cấp cho nhân viên làm việc trong doanh nghiệp của bên nhận quyền.
  5. Nhuận bút: Để sử dụng mô hình kinh doanh nổi tiếng, bên nhận quyền trả tiền bản quyền cho nhà nhượng quyền.
  6. Thời gian giới hạn : Người được nhượng quyền được phép sử dụng bí quyết kinh doanh và tên thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định, như đã đề cập trong thỏa thuận nhượng quyền thương mại. Mặc dù, thỏa thuận có thể được gia hạn thêm.

Case study nhượng quyền thương hiệu trà sữa

Case study nhượng quyền thương hiệu trà sữa – Franchise là gì

Case study

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa – Franchise là gì

Một hình thức nhượng quyền các bạn có thể thấy nhiều nhất hiện nay đó là các thương hiệu trà sữa, điển hình trong bài viết này agency sẽ đưa ra case về thương hiệu trà sữa Toco Toco:

Theo một nghiên cứu vào năm 2017 của QandMe, một trong những thương hiệu trà sữa được khách hàng ghé thăm nhiều nhất Hà Nội là Toco Toco. Mặc dù thương hiệu này chỉ mới vào thị trường Việt Nam vào năm 2013 nhưng hiện nay đã dẫn đầu thị trường về số lượng với hơn 130 cửa hàng. Vậy đâu là yếu tố quyết định thành công của thương hiệu này? Câu trả lời chính là chiến lược nhượng quyền thương hiệu.

Còn đối với phía mua nhượng quyền thì sao? Họ cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để được kinh doanh mặt hàng đang rất hot trong giới trẻ này?

Theo tính toán, cần phải bỏ ra từ 1 đến 3 tỷ đồng nếu các bạn muốn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa nói trên, trong đó cao chi phí lớn nhất là phí nhượng quyền thương hiệu.

Các khoản chi phí đối với việc mở quán nhượng quyền thương hiệu được ước tính như sau:

– Chi phí nhượng quyền: 160 – 300 triệu đồng/3 năm tùy từng khu vực theo chiến lược hoạt động của TocoToco. Cụ thể:

  • 160 triệu đồng/3 năm cho khu vực tỉnh
  • 200 triệu đồng/3 năm cho TPHCM, Nha trang, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Hội An
  • 300 triệu đồng/3 năm cho khu vực Hà Nội

TocoToco cho biết hiện họ đang dừng chính sách mở rộng nội thành Hà Nội, và đang linh động cho một vài vùng ven khu vực nội thành.

– Chi phí tư vấn giám sát : 30 triệu đồng/năm

– Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của TocoToco): Đơn hàng đầu tiên ở mức 195 triệu đồng (chưa gồm thuế VAT). Các đơn hàng tiếp theo đại lý tự lên tùy tình hình kinh doanh.

– Chi phí máy móc, thiết bị (phải mua của công ty): 130 triệu đồng

– Các khoản chi phí khác và chi phí nhân công tương tự như trên.

Tính ra dòng tiền thu về của Toco Toco chỉ riêng thị trường Hà Nội sau mỗi 3 năm với 67 cửa hàng nhượng quyền sẽ là khoảng 20 tỷ đồng.

Kết luận

Franchise hay là mô hình nhượng quyền thương hiệu là một trong những chiến lược xây dựng thương hiệu đang rất hiệu quả và được áp dụng rộng rãi, đặc biệt đối với các công ty vốn nước ngoài. Nhượng quyền không chỉ giúp thương hiệu giảm bớt áp lực chi phí mà còn giúp tăng trưởng đột biến trong chiến lược bao phủ thị trường. Tuy nhiên mô hình này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khiến nhiều thương hiệu Việt với tiềm lực tài chính chưa đủ lớn chưa dám triển khai. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã hình dung được một cách rõ nét hơn về Franchise hay nhượng quyền thương hiệu là gì.

Đọc thêm: CEO là gì

5/5 - (4 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *