IMC từ lâu đã trở thành công cụ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với một Marketer, đây là công cụ thực hiện chức năng truyền thông có tính cạnh tranh cao trong kinh doanh giúp: niềm tin được duy trì, xây dựng nhận thức sản phẩm, cung cấp thông tin, nâng cao uy tín nhãn hiệu… Vậy IMC là gì? Làm sao để xây dựng được một kế hoạch IMC đúng đắn. Hãy cùng AgencyVN tìm hiểu chi tiết hơn về IMC nhé!
Mục Lục
IMC là gì?
IMC là từ viết tắt của cụm từ “Integrated Marketing Communications” có thể hiểu là truyền thông hỗn hợp hay truyền thông marketing tích hợp. Nó là sự kết hợp giữa chiến lược, hợp tác và quảng cáo nói riêng và các hoạt động truyền thông nói chung, mà thông qua đó đối tượng mục tiêu cảm nhận được sự nhất quán, thuyết phục và củng cố thông điệp thương hiệu.
IMC là một cách tiếp cận mạnh mẽ bởi vì nó cho phép chúng ta tiếp cận với số lượng thông điệp phù hợp, vào đúng thời điểm, thông qua các kênh truyền thông / tin nhắn ưa thích của họ. Nếu bạn để ý kỹ xung quanh, bạn sẽ thấy bằng chứng ở khắp mọi nơi về lý do tại sao IMC có liên quan đến vậy.
Quan điểm của giáo sư Don Schultz – Đại học Northwestern Mỹ cho rằng triển vọng của IMC rộng hơn, nó có thể là cách tiếp cận để hoạch định chương trình marketing, chiêu thị và phối hợp các chức năng truyền thông khác nhau. Doanh nghiệp phải phát triển chiến lược marketing tổng thể để xác định làm rõ thế nào mà tất cả hoạt động marketing của doanh nghiệp truyền thông đến khách hàng.
Sự nhìn nhận của khách hàng về một nhãn hàng hay một công ty nào đó là sự tổng hợp của tất cả các thông điệp mà họ tiếp nhận được (quảng cáo, mức giá, thiết kế bao bì, nỗ lực marketing trực tiếp, tuyên truyền khuyến mại, thông điệp trên internet, hình thức trưng bày …). IMC cố thực hiện để có thể đạt được sự nhận thức của người tiêu dùng về hình ảnh độc đáo, ấn tượng về sản phẩm của công ty trên thị trường.
IMC là gì? Định nghĩa IMC là gì? (Ảnh Internet)
Vai trò của IMC được thể hiện như sau:
- Là công cụ cạnh tranh trong kinh doanh: Niềm tin được duy trì, xây dựng nhận thức sản phẩm, cung cấp thông tin, nâng cao uy tín nhãn hiệu…
- Phối hợp với các công cụ khác trong marketing để đạt mục tiêu marketing
- Là công cụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, thực hiện các nhu cầu truyền thông
IMC có thể:
- Giúp củng cố hoạt động phân phối tại các điểm bán.
- Tăng số lượng sản phẩm bán
- Giúp khởi tạo sự yêu thích đến nhãn hàng
- Thông tin về các lợi thế sản phẩm
- Xây dựng hình ảnh tốt về công ty
- Giúp có được sự hợp tác từ các trung gian bán hàng, lực lượng bán hàng
- Giúp thiết lập sự nhận thức và thái độ thuận lợi đối với sản phẩm, công ty
Dù IMC đem lại rất nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên.
IMC không thể
- Thuyết phục khách hàng tìm mua sản phẩm trong khi sự phân phối của sản phẩm còn hạn chế
- Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm mà không phù hợp với nhu cầu của họ
- Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm với mức giá cao hơn giá thị trường
IMC là gì? Định nghĩa IMC là gì? (Ảnh Internet)
Các bước để lên kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC Plan)
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch
Ở bước đầu tiên một Marketer phải làm đó là xác định mục tiêu của cả chiến dịch. Thông thường sẽ có ba loại mục tiêu:
- Marketing: Giúp hướng tới thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
- Kinh Doanh: Giúp hướng tới các chỉ số về doanh thu.
- Truyền thông: Giúp thay đổi trong tâm lý, suy nghĩ của người tiêu dùng
Bước 2: Xác định đối tượng chính
Ở bước này, cần xác định đối tượng truyền thông của thương hiệu trong cả chiến dịch. Đây cũng được cho là bước quan trọng nhất vì nếu xác định sai đối tượng thì mọi nỗ lực truyền thông đều không đem lại hiệu quả mong muốn.
Cách đơn giản để xác định đúng đối tượng là chia nhỏ khách hàng thành những tập con dựa vào các tiêu chí khác nhau(vị trí địa lý, tâm lý, hành vi…). Khi đó sẽ dễ dàng lựa chọn tập khách hàng có nhiều khả năng nhất.
Bước 3: Insight khách hàng
Đây được cho là bước gây khó khăn nhất cho Markerter vì tìm được insight cũng như mình đã hiểu được những vấn đề, những trăn trở cũng như suy nghĩ thầm kín của khách hàng.
>>Xem thêm: Insight là gì
Bước 4: Ý tưởng
Khi đã xác định được insight khách hàng thì việc tiếp theo 1 Marketer cần làm là ý tưởng để giải quyết Insight đó. Bước này được xem như trái tim của cả chiến dịch. Nó giúp chúng ta định hướng mọi hoạt động, cách thức triển khai xuyên suốt chiến dịch.
Ngoài ra còn cần tìm một thông điệp chính, để đối tượng thấu hiểu điều bạn muốn truyền tải.
Tuy nhiên, ý tưởng cần phải khả thi, xuất phát từ insight khách hàng và phải thể hiện rõ vai trò của thương hiệu thì khách hàng mới nhìn nhận tốt về thương hiệu, có như vậy mới đem lại kết quả tốt nhất cho toàn bộ chiến dịch.
Bước 5: Lên kế hoạch triển khai
Ở bước này, cũng như việc Marketer đem ý tưởng lại gần hơn với khách hàng, bước này cần thiết lập kế hoạch triển khai chi tiết. Bao gồm tính được kế hoạch kéo dài bao lâu, chi phí bao nhiêu, những thông điệp muốn truyền tải…
Bước 6: Đánh giá hiệu quả chiến dịch.
Bước cuối cùng là bước đánh giá hiệu quả chiến dịch, bước này cần bạn đặt ra KPI (chỉ số đo lường)
Ví dụ: mục tiêu ban đầu của bạn là nâng cao độ nhận diện thương hiệu, khi đó thì KPI sẽ là số người mà chiến dịch đã tiếp cận được cũng như số lượng thảo luận về thương hiệu trên các kênh khác nhau.
Integrated Marketing Communications Strategy (Ảnh: Internet)
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về khái niệm IMC là gì cũng như các bước để tạo một IMC Plan. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về IMC cũng như cách thức lên kế hoạch IMC và hiệu quả của IMC mang lại.