Cùng với sự thay đổi không ngừng nghỉ của thị trường, sự đóng góp của KOLs dần tạo nên những thay đổi tích cực và trở thành quân át chủ bài trong chiến dịch Marketing của rất nhiều nhãn hàng và doanh nghiệp. Hãy cùng AgencyVN tìm hiểu rõ hơn về khái niệm KOLs là gì và những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi lựa chọn KOL là gì?
Mục Lục
KOLs là gì ?
Với nhiều người làm trong lĩnh vực quảng cáo, kinh doanh… KOLs – Key Opinion Leaders là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm việc trong lĩnh vực Marketing, quảng cáo, kinh doanh,… Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm KOLs là gì? Mục đích của những Marketer khi để cho KOLs xuất hiện trong các chiến dịch quảng cáo là gì?
KOLs là gì (Ảnh: Internet)
KOLs được hiểu là một người hoặc một nhóm người được đông đảo người biết đến trong một lĩnh vực nào đó và có tầm ảnh hưởng tương đặc biệt trong lĩnh vực này. KOLs thường được chia thành 3 nhóm chính:
- VIPs/Celebrities (người nổi tiếng): nhóm KOLs này bao gồm những người nổi tiếng, sao tầm cỡ và có sức ảnh hưởng đến những người trong 01 nhóm tuổi hoặc ngành nghề nào đó. Celebrities là nhóm người thường được lựa chọn làm đại sứ thương hiệu hay làm đại diện hình ảnh cho một hay nhiều nhãn hàng.
- Professinal Influencer (người có sức ảnh hưởng): là nhóm KOLs mà bất kỳ người dùng Online nào cũng đều có khả năng trở thành người có sức tác động đến nhóm khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu nhất định. Tùy vào tiếng nói, mức độ hoạt động, lĩnh vực họ hoạt động,…mà sẽ có tầm ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Họ có thể là ca sĩ, doanh nhân, blogger,…
- Citizen Influencer (Những người trong cộng đồng mạng thường chia sẻ kinh nghiệm, có lượt like và follow tương đối cao): là nhóm KOLs có sức ảnh hưởng với những nhóm khách hàng nhỏ lẻ. Nhóm KOLs này thường được các doanh nghiệp sử dụng để chia sẻ các nội dung từ celebs/influencers để quảng cáo hay PR thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ này.
Thông thường, khái niệm Influencers và KOLs thường bị đánh đồng và gầy nhầm lẫn do cả hai đều là các cá nhân có sức mạnh kết nối và tác động tới nhóm đối tượng theo dõi họ. Influencers thường được những người chịu ảnh hưởng của họ tin tưởng và tìm đến không chỉ với mục đích giải trí mà còn để hỏi ý kiến, lời khuyên,.. Influencer được định nghĩa như một cá nhân có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội thì các KOL được hiểu rộng hơn bao gồm cả chuyên gia trong các lĩnh vực như khoa học, nông nghiệp, dược phẩm, chính trị, công nghệ,… Một số chuyên gia có thể sở hữu lượng lớn fan hâm mộ trên mạng xã hội như Influencer nhưng không phải Influencer nào cũng đưa ra được ý kiến về sản phẩm có mang tính chuyên môn.
Những lưu ý cho doanh nghiệp khi lựa chọn và sử dụng KOLs là gì?
KOLs phải có sự gần gũi với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Thách thức lớn nhất đối với các Marketer khi sử dụng KOLs là lựa chọn nhân vật phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Bởi việc sử dụng KOLs trong chiến lược marketing là hướng đi đúng đắn, góp phần thúc đẩy doanh thu cũng như củng cố vị thế của doanh nghiệp trong lòng người dùng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Mặc dù vậy, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng đúng các nguyên tắc khi dùng KOLs.
Nếu doanh nghiệp muốn đầu tư một chiến dịch Marketing tầm cỡ, có độ phủ sóng cao cũng như thời gian của mình cùng với các nhân vật có tầm ảnh hưởng thì hãy cân nhắc lựa chọn người phù hợp với thời đại kỹ thuật số. Công ty cần làm một cuộc khảo sát, nghiên cứu khách hàng của mình xem họ đang theo dõi đối tượng nào nhiều nhất, thông qua kênh thông tin nào, họ tương tác với nhãn hiệu và với nhau ra sao… Mối bận tâm về sản phẩm, dịch vụ của họ là gì? Qua đó, doanh nghiệp cũng phần nào hình dung được người mà họ cần sẽ hoạt động trong lĩnh vực nào, mức độ nổi tiếng ra sao.
Các tiêu chí đánh giá KOLs là gì? (Nguồn: Internet)
Một số tiêu chí đánh giá KOLs mà các doanh nghiệp hay sử dụng:
- Tiêu chí nổi tiếng / Sự tin cậy / Ảnh hưởng tới đối tượng công chúng mục tiêu
- Giới tính / Xu hướng tình dục
- Gia đình hay độc thân
- Lứa tuổi
- Mục tiêu cá nhân / Thời điểm trong sự nghiệp
- Thể lực / Sức khoẻ
- Phong thái
- Giá cả
- Có đại diện cho đối thủ cạnh tranh không?
Lựa chọn KOLs phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn trong chiến dịch
Trước hết, hình ảnh của KOLs phải phù hợp với định vị và tính cách xuyên suốt của thương hiệu. Một KOLs không thể quảng cáo cho tất cả các nhãn hiệu. Một thương hiệu thời trang lịch lãm không thể chọn một KOLs nổi tiếng nhưng ăn mặc rất tệ. KOLs phải phù hợp với yêu cầu của chiến dịch (tập trung vào xây dựng thương hiệu hay làm marketing hay bán hàng). Thêm một vấn đề nữa, yếu tố quan trọng quyết định thành công của chiến dịch đó là target audience, marketer nên nhìn vào list những followers, influencer, xem họ có phải là đối tượng sử dụng sản phẩm của mình hay không rồi hãy chọn KOLs.
Cách lựa chọn KOLs phù hợp với từng chiến dịch là gì? (Ảnh: Internet)
KOLs phải phù hợp với giai đoạn phát triển của thương hiệu (KOLs của thời kì công bố sản phẩm khác với thời kì khủng hoảng và khác với thời kì sau khủng hoảng thương hiệu):
Giai đoạn 1: Celebrities: dành cho giai đoạn tung sản phẩm mới ra thị trường hoặc là một thương hiệu mới toanh, dùng Celebrities để brand được viral, tăng sự nhận diện cao, giúp nhiều người biết đến sản phẩm, thương hiệu. Bổi với nhóm người người nổi tiếng, họ thường được truyền thông săn đón, nhất cử nhất động của họ đều có tầm ảnh hưởng, những người này sẽ giúp công ty bạn tăng thêm giá trị sản phẩm, dịch vụ thông qua độ phủ sóng và khả năng tác động đến tâm lí người dùng cũng như sự uy tín của bản thân. Đây là những người phù hợp nhất cho vị trí đại sứ thương hiệu. Một lưu ý nhỏ là chi phí công ty phải bỏ ra sẽ tương đối lớn cũng như việc làm việc với họ về lâu dài cũng cần được xem xét.
Giai đoạn 2: First trial: Đối tượng tiếp theo chính là những người có sức ảnh hưởng, mặc dù độ nổi tiếng của họ không bằng VIPs trên, tuy nhiên họ gần gũi hơn, khả năng thay đổi định kiến, ý kiến tiêu dùng cũng dễ hơn, mức độ tương thích và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng tương đối tốt. Đây là nhóm người thường được nhắm tới khi chiến dịch cần độ liên quan cao để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, những người dùng thử sản phẩm đầu tiên của brand để cảm nhận và chia sẻ.
Giai đọan 3: Citizen Influencers: xuất hiện trong các clip, video ở phần đánh giá, trải nghiệm về sản phẩm, khiến chiến dịch quảng cáo có vẻ thực tế, gần gũi, tạo độ liên kết với người dùng cao nhất.
Nói tóm lại, để đẩy mạnh hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, các marketer cần phải cân nhắc để đưa ra lựa chọn KOL tận dụng tối đa nguồn vốn bỏ ra.
Chi phí thuê KOLs đắt hay rẻ
Tùy hợp trường, nếu như ngôi sao hạng A thì giá một bài post thường 50 – 60 triệu, KOLs trên bình thường chút thì chi phí thuê tầm 30-40 tr, KOLs bình thường khoảng 20tr. Các KOLs giá tầm 5-20tr. Fanpage từ 4-10tr.
Để tính chính xác hơn hiệu quả khi dùng KOLs để PR, ta làm một phép tính đơn giản như: Khi doanh nghiệp bạn book một bài post của Nguyễn Ngọc Thach, giá mỗi bài là 8tr. Mỗi tuần post một bài, một tháng post 4 bài. Vị chi ngân sách PR mỗi tháng là 36tr, mỗi năm là 432tr. Tuy nhiên, nếu hợp đồng của bạn dài hạn, khoảng một năm, thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiều, bạn có thể deal xuống 5 hoặc 6 tr/ bài, vậy mỗi năm, chi phí PR của bạn ở mức giá này là 240tr, nghĩa là chi phí đăng bài của bạn từ 240tr-432 tr/năm. Với chi phí marketing này, không chỉ hiệu quả trong việc tăng sự hiểu biết về thương hiệu mà còn mang lại doanh thu, đơn hàng cho doanh nghiệp. Nó hiệu quả hơn nhiều so với việc mua 1 tấm banner tương đối oke ngoài trời với giá 800tr.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ hơn về khái niệm KOLs là gì và cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về KOLs trong hoạt động marketing. Đừng quên theo dõi và cập nhật tin tức về Digital Marketing mỗi ngày trên AgencyVN bạn nhé!