Sponsor là gì? Ưu nhược điểm của Sponsorship Marketing là gì

Trong mỗi video clip, mv ca nhạc hay phim truyền hình chắc hẳn bạn cũng đã thấy rất nhiều thương hiệu xuất hiện trong phim và MV đó. Đây là hình thức sponsor mà bấy lâu bạn từng thấy hoặc xem. Cùng tìm hiểu Sponsor là gì và điều cần biết về sponsorship marketing trong quảng cáo mà Agencyvn chia sẻ trong bài viết sau.

Mục Lục

Sponsor hay còn được biết là hình thức tài trợ, quảng bá truyền thông, đây là một hình thức PR khi một công ty cung cấp cho sự  kiện, phim ảnh, MV ca nhạc bằng cách sử dụng tài nguyên để có được sự công khai tích cực. Hình thức này đang ngày càng phổ biến hơn và nó thường yêu cầu phía nhận tài trợ đổi không gian quảng cáo tại sự kiện, MV, phim ảnh,…

Có thể nói, sponsorship là hình thức tiếp thị mà doanh nghiệp trả tiền cho toàn bộ hoặc một phần chi phí liên quan tới dự án hoặc chương trình để có được sự công nhận ngược lại. Các doanh nghiệp có thể hiển thị logo và thương hiệu của họ trong dự án của đối phương.

Quảng cáo thông thường có thể thực hiện qua banner, áp phích, logo trong các sự kiện quảng bá thương hiệu cũng như xuất hiện trong các chương trình xã hội, triển lãm, sự kiện thể thao, mv ca nhạc,…

Hiện nay, các nhãn hàng đều áp dụng hình thức này để truyền thông mạnh mẽ tới công chúng. Bạn có thể thấy Bitis là thương hiệu Việt tài trợ cho Sơn Tùng MTP, Soobin Hoàng Sơn,… để đưa hình ảnh đôi giày Việt Nam xuất hiện trong các video âm nhạc của các ca sĩ này. Hoặc cũng như Tiki đồng hành cùng rất nhiều ca sĩ nổi tiếng như Chi Pu, Trúc Nhân, Min, Bích Phương,…

sponsor là gì

Khái niệm Sponsor là gì (Ảnh: Internet)

>> Xem thêm tại: Marketing-vn

Ưu nhược điểm của Sponsorship marketing là gì

Ưu điểm của sponsorship marketing

Nhận thức về thương hiệu: Khi thương hiệu tiếp thị tài trợ thì hình ảnh thương hiệu đó được cải thiện hơn và giúp nhận thức của công chúng về doanh nghiệp tốt hơn.

Nhiều cơ hội hơn:  Khi doanh số tăng thì lợi nhuận tăng, từ đói giúp thương hiệu mở rộng quy mô  hoạt động tới nhiều khách hàng.

PR tích cực: PR vô cùng quan trọng trong việc thuyết phục người tiêu dùng. Đây là lý do Social Media thường nhận được tài trợ. Tiếp thị tài trợ cũng vậy, doanh nghiệp có cơ hội cải thiện danh tiếng của công ty và có sự thúc đẩy nhất định.

Kết nối với khách hàng: Càng nhiều người nhìn thấy và biết tới thương hiệu thì họ càng bị thu hút về doanh nghiệp. Tất cả những gì thương hiệu cần làm là khiến khách hàng thấy cần tới thương hiệu ngay lập tức. Hiệu quả nhất chính là tài trợ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Mọi người có thể kết nối ngay và đảm bảo tính tương tác cao.

Nhược điểm của Sponsorship marketing

Sử dụng sai ngân sách mà không đạt KPI: Nếu bạn là nhà tài trợ cho chương trình cụ thể thì bạn sẽ cần biết tiền của mình được sử dụng ở đâu. Bạn cũng sẽ nhận được báo cáo chi tiêu. Nhưng nếu bạn là nhà tài trợ chung thì bạn không thể biết được chính xác số tiền của mình và đo lường KPI từ sponsorship.

Ảnh hưởng loãng: Nếu bạn là tài trợ duy nhất thì bạn rất dễ dàng đo lường kpi. Tuy nhiên nếu có các doanh nghiệp khác tranh miếng bánh này thì thương hiệu sẽ loãng hơn nên hãy cân nhắc khi trở thành nhà đồng tài trợ.

Hình ảnh xấu: Dù ca sĩ, diễn viên hay tổ chức phi chính phủ sử dụng tiền của thương hiệu để quảng bá trong các chương trình của họ thì họ cũng dễ bị mất kiểm soát thương hiệu.

>>> Xem thêm: Agency là gì

Kết

Có thể thấy Sponsorship marketing không chỉ đơn giản là dùng tiền để tài trợ như hình thức PR nhạt nhẽo. Nếu bạn hiểu được Sponsor là gì thì bạn cũng nên cân nhắc đối tượng sẽ truyền tải hình ảnh của mình  và những gì có thể đạt được. Hy vọng rằng bạn có được những thông tin hữu ích để thành công với chiến lược Sponsorship Marketing.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *