Tháp nhu cầu Maslow là gì? 8 thang bậc nhu cầu của Maslow

Tháp nhu cầu Maslow tiếng Anh là “Maslow’s hierachy of needs” được nhà kinh tế học Abraham Maslow người New York công bố vào năm 1942 trong bài viết “A Theory of Human Motivation”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tháp nhu cầu maslow là gì cũng như những ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Công trình tháp nhu cầu Maslow ngược của Maslow đã trở thành những lý thuyết quan trọng nhất và là kim chỉ nam cho nghành quản trị kinh doanh, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong nghành quản trị nhân sự và quản trị marketing.

Nhà kinh tế học Maslow đã phân loại nhu cầu tự nhiên của con người thành 5 bậc khác nhau trên Tháp nhu cầu của Maslow  được xếp thứ tự từ thấp đến cao như sau:

  • Bậc 1: Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
  • Bậc 2: Nhu cầu an toàn, an ninh (safety, security needs)
  • Bậc 3: Nhu cầu xã hội (Belonging needs)
  • Bậc 4: Nhu cầu được quý trọng (esteem needs)
  • Bậc 5: Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization)

Ngoài 5 cấp bậc trên thì tháp nhu cầu Maslow mở rộng thêm 3 cấp độ khác, được gọi là tháp nhu cầu Maslow 8 bậc gồm:

  • Nhu cầu nhận thức (Cognitive): nhu cầu về kiến thức, tò mò và hiểu biết.
  • Thu cầu thẩm mỹ (Aesthetic): nhu cầu về tìm kiếm vẻ đẹp về hình thức.
  • Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self- Transcendence): nhu cầu được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân như trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.

Phân tích tháp nhu cầu Maslow

1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Tầng 1 tháp nhu cầu Abraham Maslow bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục làm cho con người tồn tại. Đây là những nhu cầu mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp của Maslow, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Tức là các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu sinh lý này chưa được thỏa mãn.

Tháp nhu cầu Maslow - Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý là phần nhu cầu lớn nhất trong tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: Internet)

Ví dụ :Bạn cần ăn để không chết đói, ống nước để không chết khát,…Và khi ăn no, mặc ấm bạn sẽ không dừng thỏa mãn ở mức độ này mà muốn ăn ngon, mặc đẹp hay tiến xa hơn.

2. Nhu cầu an toàn, an ninh (safety, security needs)

Nếu bạn là một sinh viên nghèo, mỗi buổi sáng đi học bạn cần ăn sáng. Bạn chỉ cần một nắm xôi ăn được và rẻ. Bạn chọn bà bán xôi 3.000đ, không được vệ sinh cho lắm nhưng cũng chẳng chết người.

Nhưng khi đi làm có tiền hơn, bạn lại không ăn quán xôi này nữa, chấp nhận mua 7.000 – 8.000đ một gói xôi, nhưng ăn uống hợp vệ sinh hơn, không sợ bị lăn ra đau bụng.  Khi đã đảm bảo được nhu cầu bậc 1 thì bạn bắt đầu quan tâm đến nhu cầu bậc 2 Maslow.

Tháp nhu cầu Maslow - Nhu cầu an toàn
Nhu cầu an toàn – Tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: Internet)

Theo Maslow, họ cần sự bảo vệ, an toàn trước những sự đe dọa, mối nguy hiểm về vật chất hay tinh thần. Đó là sự mong muốn sống một cuộc sống ổn định, một  xã hội hòa bình. Đây cũng là lí do mà xuất hiện hệ thống pháp luật hay đội ngũ công an, cảnh sát trong cuộc sống của chúng ta.

3. Nhu cầu xã hội (Belonging needs)

Mong muốn được gắn bó với gia đình của các thành viên hay muốn được gắn bó với tổ chức hay một phần trong tổ chức nào đó hay mong muốn về tình cảm thì ấy chính là nhu cầu xã hội. Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng.

Nhu cầu này cũng không kém phần quan trọng. Bạn chẳng thể sống trong thế giới riêng mình bạn và hằng ngày hát: “ai em ờ lòn nờ lý”. Không những thế, khi “cho” và “nhận” những tình cảm tốt đẹp chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và làm việc với hiệu suất tốt hơn.

Tháp nhu cầu Maslow - Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội – Tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: Internet)

Mâu thuẫn “mẹ chồng nàng dâu” cũng có thể được giải thích từ tháp nhu cầu của Maslow. Khi người mẹ cảm thấy tình cảm của đứa con trai mà mình nuối nấng bấy lâu nay bị chia sẻ cho một người khác, bà sẽ có cảm giác bị mất đi một phần trong mình. Chính vì thế, nếu bạn là một nàng dâu để có được thiện cảm với mẹ chồng bạn cần cho bà ấy biết: “bạn không lấy đi tình cảm của con trai bà, mà bạn cũng là đứa con của bà, vợ chồng bạn luôn quan tâm và mang lại cho bà hạnh phúc.” ^^

Và trong marketing, để lấy được lòng của khách hàng bạn hãy đem lại cho họ những cảm xúc tốt nhất điều này góp phần không nhỏ để tạo ra sự thành công.

4. Nhu cầu được kính trọng (esteem needs)

Tháp nhu cầu Maslow bậc 4 còn được gọi là nhu cầu thừa nhận. Đây là nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội.Có khi nào bạn muốn uống nước ở cà phê 34 tầng hay ăn tại nhà hàng Khaisilk! Bước vào đây, bạn cảm thấy mình ở đẳng cấp khác, cảm thấy được nể trọng.

Tháp nhu cầu Maslow - Nhu cầu được kính trọng
Nhu cầu được kính trọng – Tháp nhu cầu Maslow (Ảnh: Internet)

Và trong cuộc sống hay công việc cũng thế, khi được khích lệ, khen thưởng về những thành quả làm việc của mình, hẳn bạn sẽ cảm thấy sung sức hơn phải không nào. Chính điều ấy là xuất phát ra điểm của học thuyết quản lí “củ cà rốt”.

5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization)

Đỉnh của Tháp nhu cầu Maslow là nhu cầu thể hiện, được khẳng định mình trong cuộc sống  hay sống và làm việc theo đam mê và cống hiến hết mình cho nhân loại hay một cộng đồng. Việc làm của họ dựa trên chân lý, sự hiểu biết, thông thái và sự từng trải. Mà theo Maslow chỉ có một tỉ lệ nhỏ dân số đạt được mức độ này. Đó là những vĩ nhân như nhà bác học vĩ đại, nhà vật lí lí thuyết Đức, quốc tịch Thuỵ Sĩ của thế kỉ 20 – Albert Einstein (1879 – 1955) người nổi tiếng với thuyết tương đối.

Tháp nhu cầu Maslow - Nhu cầu được thể hiện
Nhu cầu thể hiện – Tháp nhu cầu Maslow ngược (Ảnh: Internet)

Ví dụ về Tháp nhu cầu Maslow

Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự. Tháp nhu cầu Maslow trong marketing cũng hỗ trợ vô cùng đắc lực trong việc xác định khách hàng mục tiêu, nghiên cứu hành vi và đưa ra các chiến lược Marketing đáp ứng nhu cầu người dùng.

Ví dụ tháp nhu cầu Maslow trong cuộc sống

Thang nhu cầu Maslow có thể giúp ta nhận ra và chiêm nghiệm được nhiều điều thú vị trong cuộc sống!
1. Là sinh viên mới ra trường bạn chỉ cần một việc làm với mức lương đủ sống là được.
2. Sau khi làm việc được vài ba tháng, nhu cầu an toàn trong bạn xuất hiện, bạn bắt đầu nói với boss của mình về hợp đồng lao động, về các chế độ y tế bảo hiểm.
3. Bạn bắt đầu gắn bó với mọi người trong công ty, coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình, cảm thấy bạn là một phần không thể thiếu của nó. Đây là lúc nhu cầu thuộc về, nhu cầu tình cảm trong bạn trỗi dậy.
4.Làm việc 5 năm – 10 năm, bạn có mong muốn được thừa nhận trong công ty, muốn mình là người có tiếng nói trong công ty, muốn được đề bạt làm tổ trưởng hay chức vị quản lí.
5. Đến một lúc nào đó, có thể đồng tiền không phải là thứ giữ bạn. Bạn muốn làm một công việc mà bạn yêu thích, đam mê và cống hiến hết mình.

Nếu bạn là một người quản lý, bạn cần biết nhân viên của mình đang ở mức nào trong tháp nhu cầu Maslow để biết cách giúp họ làm việc đạt hiệu suất cao nhất.

Tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh

Trong giai đoạn nền kinh tế bao cấp chỉ có các đơn vị độc quyền nên chỉ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản về ăn, mặc, đi lại….không đòi hỏi nhiều nhu cầu khác như thái độ phục vụ

Thế nhưng, với giai đoạn hiện tại, trăm người bán cho một người mua, nhu cầu của khách hàng đã dịch chuyển đến những bậc cao hơn. Khi đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản, họ cần đảm bảo về sức khỏe, tương lai…cho bản thân cũng như gia đình.

Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong Marketing
Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Ví dụ tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

1. Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến…

2. Để đáp ứng nhu cầu an ninh, nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng đối với nhân viên.

3. Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu quan hệ,nhân viên cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác.

Chân dung Abraham Maslow - Tháp nhu cầu Maslow
Chân dung Abraham Maslow (Ảnh: Internet)

4. Để thỏa mãn nhu cầu tôn trọng, được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Các Nhà quản lý hoặc lãnh đạo, do đó, cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.

5. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, Nhà quản lý hoặc ông chủ cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. Các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới “thu phục” khá nhiều nhân viên giỏi, kể cả những nhân viên rất “khó tính” từ nhiều nước khác nhau do cơ chế hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo điều kiện cho họ có “nhà lầu xe hơi”, việc làm ổn định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng tiến mạnh, kể cả giao cho họ những trọng trách và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Công ty Client cũng như Agency.

Kết luận:

Qua bài viết chi tiết về tháp nhu cầu maslow là gì bạn có thể thấy tháp nhu cầu giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong nghiên cứu nhu cầu của con người. Do đó những ví dụ về tháp nhu cầu maslow được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề.

4.4/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *