Với lượng người truy cập “khổng lồ” mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, sẽ thật là lãng phí nếu như doanh nghiệp của bạn bỏ qua một thị trường vô cùng tiềm năng này! Tuy nhiên kênh này cũng yêu cầu các marketer phải xây dựng kế hoạch truyền thông qua mạng xã hội duy nhất và toàn diện.
Mục Lục
Vì sao cần xây dựng kế hoạch truyền thông qua mạng xã hội?
Trước đây, các thương hiệu sử dụng trang web của doanh nghiệp để giới thiệu công ty, giá trị cốt lõi và thông tin sản phẩm. Thế nhưng với sự phát triển vượt trội của internet trong một thập kỷ qua, cùng với đó là sự chuyển tiếp thế hệ và xu hướng sử dụng internet đã kéo theo yêu cầu của doanh nghiệp trong việc tái cơ cấu hệ thống truyền thông online. Không thể không nói rằng website là trái tim của một thương hiệu, nơi mà nguồn thông tin là nguyên gốc và công khai, nhưng việc mở rộng độ phủ sóng thương hiệu trên mạng lưới internet lại vô cùng quan trọng và mang tính chất sống còn.
Cụm từ khóa Digital Marketing cũng ngày càng được tìm kiếm nhiều hơn và doanh nghiệp cũng đầu tư nhiều hơn vào những chiến lược truyền thông qua mạng xã hội. Hiện tại theo ước tính đã có tới 64 triệu người sử dụng Facebook, chưa kể các mạng xã hội khác như Twitter, Instagram, quả thực đây là mảnh đất màu mỡ vẫn chưa khai thác hết của các marketer.
Những lưu ý khi xây dựng chiến lược truyền thông qua mạng xã hội
Xác định đâu là ưu tiên số một
Như đã đề cập ở trên, cả website và mạng xã hội đều quan trọng với việc truyền thông online và doanh nghiệp đều cần phải đầu tư vào cả hai. Bên cạnh việc củng cố website của công ty, doanh nghiệp cần tạo ra các kênh thông tin khác như trên mạng xã hội cùng với việc đưa ra chiến lược truyền thông qua mạng xã hội đúng đắn để tạo ra doanh thu cho công ty, mở rộng mạng lưới truyền thông và tạo ra cơ hội cạnh tranh với các đối thủ. Thế nhưng, nhà chiến lược cần xác định thứ tự ưu tiên để đặt mục tiêu rõ ràng theo đối tượng khách hàng. Nếu như cùng đặt cả hai bằng nhau thì sẽ tiêu tốn nhiều ngân sách và nguồn lực.
Nguồn lực đầu tư
Sau khi đã chọn được ưu tiên, thương hiệu sẽ phân tích nguồn lực bao nhiêu là cần thiết cho chiến lược truyền thông qua mạng xã hội. Nếu kênh truyền thông qua mạng xã hội là kênh chính thì sẽ cần đầu tư lượng thông tin dồi dào qua fanpage và quản lý phản hồi của khách hàng một cách bài bản.
Tuân thủ kế hoạch và mục tiêu đã đề ra
Điều cần phải biết là xu hường của Facebook luôn thay đổi, chiến lược truyền thông qua mạng xã hội của thương hiệu nên là chiến lược ngắn hạn và trung hạn. Mỗi mục tiêu được chia ra các giai đoạn nhỏ để dễ dàng theo dõi. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, sẽ có những thay đổi không đoán trước được và sẽ có những công cụ mới xuất hiện như một trào lưu, nhà hoạch định chiến lược phải kiên định với lựa chọn ban đầu của mình khi xây dựng kế hoạch truyền thông. Đặt ra những tiêu chí hàng tuần và hàng tháng cùng với sắp xếp lên lịch rõ ràng thay vì chạy theo trào lưu. Ví dụ mục tiêu của mỗi tuần là đăng bao nhiêu bài post và quan sát lượng truy cập. Sau khi đạt được mục tiêu sẽ so sánh hiệu quả và điều chỉnh cho các giai đoạn sau.
Kiên định nhưng cũng cần đột biến
Không như website là lượng truy cập sẽ ổn định và có thể dự đoán trước được sự tăng hay giảm, mạng xã hội điển hình là Facebook sẽ có những thay đổi trong thuật toán thường xuyên ảnh hưởng tới lượng người truy cập gây khó khăn cho việc đo lường. Đối với doanh nghiệp, vẫn có thể điều chỉnh được lượng truy cập theo hướng tích cực bằng việc theo dõi các trào lưu mới nổi và tạo ra các nội dung tương tự để thu hút sự theo dõi của người dùng. Một sự theo trào lưu ở mức vừa phải của thương hiệu sẽ làm cho trải nghiệm của người dùng mới mẻ hơn. Tùy theo mức độ hấp dẫn của nội dung thương hiệu cung cấp và độ “hot” của trào lưu, lượt truy cập sẽ thay đổi và sẽ tạo cơ hội để nhiều người biết đến bạn hơn. Nếu họ thấy bài viết của bạn hữu ích, họ sẽ tham quan trang của bạn để tìm hiểu và định hình được thương hiệu.
Sức mạnh nằm ở mức độ tương tác
Điều đặc biệt với mạng xã hội là mức độ tương tác với khách hàng càng cao, tần suất xuất hiện của bài viết bạn trên newsfeed của khách hàng càng nhiều. Chính vì thế, một trong các mục tiêu của chiến lược truyền thông mạng xã hội là khiến cho khách hàng sẽ chủ động tương tác với bạn hoặc bạn sẽ tạo ra tương tác với khách hàng. Cuộc chiến của các thương hiệu là để khách hàng tương tác với bạn nhiều nhất có thể và kẻ chiến thắng là kẻ khiến khách hàng ấn vào nút “xem trước” để theo dõi bài viết của thương hiệu đầu tiên.
Tùy từng doanh nghiệp sẽ có các chiến dịch, cách thu hút khách hàng khác nhau nhưng mục tiêu chủ yếu vẫn là để khách hàng chủ động tương tác.
Phần lớn người dùng khi đọc newsfeed trên Facebook vẫn luôn tìm kiếm một thứ gì đó. Đặc biệt là thị hiếu của người Việt thích được nhận hàng “miễn phí”, rất nhiều thương hiệu đã tận dụng điều này cho chiến lược truyền thông qua mạng xã hội bằng cách tặng quà miễn phí hay còn gọi là Giveaway. Qua đó người dùng sẽ thích, chia sẻ và bình luận, tag bạn bè vào trong bài đăng để tham gia nhận quà từ đó tạo tương tác với trang của thương hiệu. Mức độ uy tín của trang càng cao, càng có nhiều người tin tưởng tham gia và càng có nhiều tương tác.
Chiến lược tăng cường trải nghiệm của khách hàng
Nhờ có những công cụ trả lời tự động tới từ Facebook, thương hiệu đã có thể an tâm ràng thắc mắc của khách hàng sẽ được phản hồi ngày lập tức.
Những câu hỏi lựa chọn khi khởi động hộp thoại đang giúp các thương hiệu giải quyết phần nào vấn đề về phản hồi với khách hàng. Sau khi người dùng chọn một câu hỏi, sẽ có câu trả lời tự động được đưa ra theo cài đặt của admin trang, người dùng có thể chọn các câu hỏi liên quan và nhận được phản hồi tương ứng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những công cụ trả lời tự động này cũng làm hài lòng khách hàng. Nhiều người dùng thấy rằng họ không thích những phản hồi được đưa ra quá nhanh và quá tự động, máy móc. Chính vì thế, vẫn cần có những chiến lược khi xây dựng kế hoạch truyền thông để khách hàng cảm thấy thích thú với câu trả lời và kéo dài cuộc hội thoại.
Xử lý những vấn đề ngoài ý muốn
Việc có những ý kiến trái chiều về một vấn đề trên mạng xã hội là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy thương hiệu cần phải chuẩn bị trước cho những sự cố khi thực hiện chiến dịch. Khi có một người dùng phản hồi tiêu cực một cách quá khích trong bình luận, nhiều trang đã lựa chọn xóa bình luận và chặn người dùng đó, thế nhưng lời khuyên ở đây là hãy cố gắng giữ mọi việc trong tầm kiểm soát, cố gắng xử lý và đưa ra phản hồi phù hợp với bình luận đó. Điều này không những có thể xoa xịu người dùng kia mà còn tạo xu hướng tích cực với những người dùng khác, tăng uy tín của trang và hiệu quả của chiến lược truyền thông thông qua mạng xã hội.
Sử dụng công cụ đo lường lượt truy cập
Những công cụ như bit.ly rất hữu hiệu để đánh giá lượng truy cập. Mỗi link rút gọn đều chứa đường dẫn chính mà nhờ nó thương hiệu có thể biết được số người truy cập cụ thể từ mỗi trang là bao nhiêu, công cụ này còn hữu hiệu hơn nữa nếu thương hiệu của bạn hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau.
Kết luận
Chiến lược truyền thông qua mạng xã hội khá giống với truyền thông truyền thông truyền thống, có điều vòng đời của chiến lược khá ngắn và cần có sự thích nghi để phát triển.