Seth Godin từng nói: “ Hãy bán những sản phẩm mà khách hàng muốn, chứ không phải sản phẩm mà bạn sẽ thuyết phục khách hàng mua”. Vậy làm sao để tìm được sản phẩm mà khách hàng muốn? Câu trả lời chính là Các bước nghiên cứu thị trường.
Đã có rất nhiều marketer bị nhầm lẫn rằng nghiên cứu thị trường chỉ để biết được các mục tiêu của nghiên cứu thị trường. Đây là một cách tiếp cận sai! Bạn phải hiểu được rằng mục tiêu chỉ là một trong các bước, và mỗi bước trong quy trình nghiên cứu thị trường đều rất quan trọng, và các bước đều phải được thực hiện một cách chính xác để có được kết quả đúng.
Bài viết này có thể giúp bạn giải thích từng bước nghiên cứu thị trường chỉ với 8 điểm chính sau:
Mục Lục
1. Làm rõ mục tiêu nghiên cứu thị trường của bạn
Một trong những bước đầu tiêu trong nghiên cứu thị trường đó là làm rõ câu hỏi TẠI SAO bạn đang nghiên cứu thị trường? Bạn có thể đang trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới, hoặc bạn đang muốn cải thiện hình ảnh thương hiệu, Trong cả hai trường hợp trên, mục tiêu nghiên cứu của bạn cần phải rõ rangd. Ví dụ: Bạn muốn tìm hiểu phải làm gì để tăng doanh thi, thì mục tiêu nghiên cứu của bạn không phải là giới thiệu sản phẩm mới. Thay vào đó, bạn cần nghiên cứu về cách cải thiện dòng sản phẩm cũ để tăng sự hài lòng của khách hàng hơn.
2. Quyết định phương pháp nghiên cứu
Khi các mục tiêu nghiên cứu được hoàn thành, bạn cần có nhiều cách khác nhau để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu. Các loại phương pháp khách nhau được sử dụng cho từng trường hợp khách nhau. Nếu trường hợp của bạn là hiểu được hành vi của người tiêu dùng, thì bạn có thể dử dụng cách quan sát để nghiên cứu. Nếu bạn đang tìm kiếm một câu trả lời liên quan về tâm lý, bạn cần phải sử dụng nghiên cứu hành vi. Còn nếu bạn đang cần tìm một cái gì hoàn toàn mới, bạn có thể sử dụng nghiên cứu thực nghiệm. Nhìn chung, có những cách tiếp cận khác nhau cho từng trường hợp khác nhau.
3. Quyết định về công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu phổ biến nhất trong quá trình nghiên cứu thị trường là bảng hỏi. Nó đã là công cụ nghiên cứu thị trường tốt và chính xác nhất trong nhiều năm qua. Có rất nhiều cách để bạn thiết kế bảng hỏi nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, bảng hỏi nên được thiết kế sao cho các câu trả lời có thể nắm bắt và phân tích dễ dàng. Và chúng có thể đưa ra hình ảnh rõ ràng và chính xác cho các nhà phân tích.
Bảng hỏi sai, câu trả lời sai, và sẽ dẫn đến hệ quả xấu. Do đó, bảng hỏi là một trong những bước quan trọng để nghiên cứu thị trường và nó cần được lặp đi lặp lại cho đến khi có một bảng hỏi phác họa được người tiêu dùng một cách rõ ràng và chính xác nhất.
4. Lập kế hoạch lấy mẫu
Bước thứ 4 tương ứng với bước thứ 3. Tùy thuộc vào việc bạn chọn công cụ nghiên cứu, bạn cần lên kế hoạch lấy mẫu. Ai sẽ là đối tượng mẫu của bạn? Kích thước mẫu của bạn sẽ là bao nhiêu?
Ví dụ: Nếu đây là nghiên cứu hoàn toàn về y tế, thì mẫu sẽ là bác sĩ và y tá. Nhưng, nếu đó là một nghiên cứu về cách người tiêu dùng cảm thấy như thế nào vào bệnh viện, thì mẫu sẽ là những bệnh nhân tại bệnh viện đó. Còn nếu nó là một nghiên cứu về bệnh viện nào trong khu vực được khách hàng ưa thích, thì đối tượng mẫu là dân số sống trong khu vực đó. Hơn nữa, tùy với từng mục đích nghiên cứu, kích thước mẫu cũng sẽ khác nhau.
5. Thu thập thông tin
Khi kế hoạch mẫu được đặt ra, bạn cần thực hiện kế hoạch và thu thập thông tin từ các đối tượng. Một trong những thách thức lớn nhất trong bước này đó là làm sao để lấy được thông tin chính xác nhất có thể. Để làm được điều đó, bạn cần thu thập thông tin về mẫu từ nhiều nguồn. Đặt được câu hỏi đưa ra đúng vấn đề bạn đang muốn nghiên cứu.
6. Phân tích thông tin
Hầu hết các công ty sẽ 2 đôi để phân tích, một đội nghiên cứu thị trường thực tế thông qua bảng hỏi và các công cụ nghiên cứu, và một đội sẽ phân tích chi tiết bảng hỏi. Khi thu thập được dữ liệu, đội nghiên cứu sẽ chuyển nó đến cho các nhà phân tích tiến hàng lập bảng, sử dụng các kỹ thuật thống kê và cũng có thể thiết kế các giả định để hiểu tính hợp lệ của dữ liệu cũng như tìm ra câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu.
Như nhiều chuyên gia marketing hàng đầu nói: “Một khi quá trình nghiên cứu hoàn tất, điều duy nhất tạo ra hoặc phá vỡ một thương hiệu là phân tích bảng hỏi.” Các nhà phân tích nghiên cứu thị trường có thể phải tìm thông tin từ dữ liệu của cho các sản phẩm không tồn tại, nhưng nó lại là sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Những sản phẩm và sáng kiến như vậy có thể đưa vào cuộc sống thông qua phân tích dữ liệu nghiên cứu thị trường và tư duy sáng tạo của nhà phân tích.
7. Đưa ra các giải pháp
Một nhà phân tích có thể có nhiều giải pháp cho các vấn đề của công ty. Trình bày cần được thực hiện đúng cách để kết nối các vấn đề và đưa ra giải pháp.
Ví dụ: Công ty như Mckinsey không chỉ phân tích một vấn đề cần nghiên cứu tại một thời điểm. Câu hỏi công ty đưa ra: “Làm sao để tăng vốn chủ sở hữu thương hiệu của công ty?”. Để trả lời câu hỏi đó, họ cần phải có nhiều yếu tố định tính và định lượng để đưa ra câu trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, thách thức ở đây chính là truyền đạt được tất cả yếu tố này đến ban quản lý, để họ có một cái nhìn thấu đáo và ra quyết định tốt nhất.
Do đó, theo quan điểm nghiên cứu thị trường, trình bày các vấn đề và giải pháp cho ban quản lý cũng là một trong bước quan trọng trong nghiên cứu thị trường.
8. Đưa ra quyết định
Một khi quá trình nghiên cứu thị trường hoàn tất, trách nhiện của ban quản lý là thực hiện đúng kế hoạch marketing để giải quyết vấn đề mà công ty đang gặp phải. Trong trường hợp này, đừng quên các két an toàn khác nhau trong trường hợp kế hoạch thất bại. Đồng thời, họ cần phải có bộ đệm cho kế hoạch. Nếu kế hoạch có phản ứng tích cực thì bạn sẽ cần đến bộ đệm đó để kế hoạch thành công nhanh. Do đó, quyết định dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường cần phải cem xét các mặt tích cực và tiêu cực bất cứu lúc nào để đảm bảo thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất.
Khi quá trình nghiên cứu thị trường hoàn tất, công ty cần lưu trữ tất cả các thông tin thu thập được và đưa nó vào hệ thống hỗ trợ ra quyết định Marketing. Hệ thống này thường có tất cả các dữ liệu được thu thập từ thị trường và có thể sử dụng bởi các nhà marketer và các nhà quản lý để có thể luôn đưa ra những quyết định đúng đắn.