Phân khúc thị trường là thuật ngữ quen thuộc trong ngành Marketing. Nhưng có phải ai cũng biết phân khúc đúng cho thị trường của mình?
4 kiểu phân khúc thị trường dưới đây giúp bạn hiểu rõ về phân khúc thị trường và phân khúc một cách chính xác nhất.
Đầu tiên để hiểu rõ về phân khúc thị trường, hãy đến với khái niệm phân khúc thị trường là gì.
Mục Lục
Khái niệm phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường có thể hiểu một cách đơn giản là chia thị trường ra thành nhiều phân khúc. Từng phân khúc phù hợp với đối tượng dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Thường doanh nghiệp sẽ chọn phân khúc thị trường phù hợp nhất với sản phẩm của mình, sau đó marketing đến phân khúc thị trường đó.
Với thị trường mở rộng, dân số và nhu cầu ngày càng tăng, phân khúc thị trường là điều không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và chiến lược marketing
Có 4 loại phân khúc thị trường khác nhau mà bạn cần biết sau đây:
Phân khúc nhân khẩu học
Đây là một trong những phân khúc phổ biến, đơn giản và được sử dụng nhiều nhất. Hầu như các doanh nghiệp coi đây là bước cơ bản đầu tiên của phân khúc thị trường, và tính được thị trường dân số đối với sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào
Phân khúc nhân khẩu học có các yếu tố riêng như: độ tuổi, giới tính, gia đình, mức thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo,…
Phân khúc hành vi
Phân khúc này dựa trên cơ sở hành vi mua hàng, sử dụng, và quyết định mua hàng của khách hàng. Ví dụ mà bạn có thể thấy rõ nhất hiện nay: Kem đánh răng. Trong một gia đình sẽ có 2 đến 3 loại kem đánh rang khác nhau. Kem đánh rang dành riêng cho con nhỏ tuổi, dành riêng cho bố vì bố hay hút thuốc và uống café, hoặc thêm cả loại dành cho mẹ. Đây cũng là một loại phân khúc dựa trên hành vi, mục đích của người tiêu dung.
Phân khúc dựa trên hành vi ngày nay được bùng nổ tại thị trường điện thoại thông minh. Ví dụ: Blackberry sẽ được ra mắt với người dung kinh doanh và chỉ tập trung đến đối tượng đó. Samsung ra mắt cho những người thích sử dụng Androi và thích các ứng dụng khác nhau với mức giá miễn phí. Apple hướng tới phân khúc những khách hàng cao cấp, thích sự độc đáo và phổ biến.
Phân khúc này cũng được áp dụng vào hoạt động marketing vào các lễ hội. Ví dụ vào dịp giáng sinh, hay tết nguyên đán, mô hình hành vi mua của khách hàng sẽ khác hoàn toàn vào những ngày thường. Doanh nghiệp luôn luôn cần phân thích phân khúc hành vi để đạt được hiểu quả cao trong kinh doanh, là một bước tiến lớn để đến với người tiêu dùng hơn.
Phân khúc tâm lý
Đây là phân khúc dựa trên lối sống, hoạt động, sở thích, cũng như suy nghĩ, ý kiến của khách hàng để phân đoạn thị trường. Phân khúc này có một chút giống với phân khúc hành vi. Tuy nhiên phân khúc tâm lý bao gồm cả hành vi mua hàng của khách hàng, và tập trung nhiều hơn vào AOI. AOI là viết tắt của: Activities, Interests và Opinions.
Áp dụng phân khúc tâm lý có thể nhìn thấy rõ trên thị trường ngày nay. Ví dụ: Zara tự tạo nên thương hiệu thời trang với phân khúc dựa trên Lifestyle. Mang đến những sản phẩm khác biệt và luôn cập nhật BST mới. Chính điều đó đã thu hút khách hàng thuộc phân khúc tâm lý của Zara đến và trở thành khách hàng trung thành. Hoặc đối với thương hiệu Arrow cũng nhắm đến phân khúc cao cấp nơi văn phòng. Là nơi bạn có thể mua quần áo với chất lượng cao, thiết kế sắc sảo, phù hợp với doanh nhân. Do đó, phân khúc này dựa phần lớn trên Lifestyle và AOI.
Phân khúc địa lý
Đây là loại phân khúc dựa trên cơ sở địa lý. Đòi hỏi bạn phải chia thị trường ra những đơn vị địa lý khác nhau: quốc gia, thành phố, thị trấn, nông thôn,… Để quyết định hoạt động trên một hoặc nhiều vùng địa lý. Doanh nghiệp dựa trên nhu cầu, sở thích, văn hóa của từng vùng địa lý để đưa ra quyết định.
Đây là loại phân khúc dễ nhất và được sử dụng thường xuyên trong nhiều thập kỷ qua. Đặc biệt phát triển với các ngành công nghiệp mới và phạm vi tiếp cận ít. Ngày nay, du sử dụng phạm vi tiếp cận cao, nhưng các nguyên tắc phân khúc địa lý vẫn được sử dụng khi bạn mở rộng kinh doanh tại các khu vực địa phượng hay quốc tế.