Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh hay không sẽ phụ thuộc vào sự đổi mới của những ngành công nghiệp của quốc gia đó. Khả năng cạnh tranh là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Vậy tại sao các ngành công nghiệp cụ thể lại có khả năng tại những quốc gia khác nhau. Giáo sư Michael Porter của đại học Harvard đã nghiên cứu và đưa ra một mô hình kinh tế có tên mô hình kim cương. Mô hình kim cương được đề cập trong cuốn sách nổi tiếng của ông đó là cuốn “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”.
Mục Lục
Mô hình kim cương là gì?
Mô hình kim cương là một mô hình đã được thiết kế để tìm hiểu về các quốc gia hoặc các nhóm có lợi thế cạnh tranh do các yếu tố có sẵn và giải thích cách mà chính phủ đóng vai trò như những chất xúc tác, giúp cải thiện vị trí của một quốc gia trong môi trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
Giai đoạn phát triển kinh tế của quốc gia
Mô hình kim cương được nghiên cứu và tạo ra mới Giáo sư Michael Porter, ông là giáo sư nổi tiếng của đại học Harvard cũng là người sáng lập viện chiến lược và năng lực cạnh tranh. Mô hình kim cương là một lý thuyết kinh tế chủ động chứ không phải như nhiều người lầm tưởng là lý thuyết đơn giản định lượng các lợi thế so sánh mà một quốc gia có thể có.
Yếu tố và cách thức ứng dụng của mô hình kim cương
Có bốn yếu tố tác động và quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia đó là
- Điều kiện đầu vào sẵn có: sẽ gồm những yếu tố nhỏ là yếu tố con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin… Những yếu tố này có tác động mạnh mẽ và mật thiết đến năng suất làm việc của công ty. Kết hợp những điều kiện, yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh của mình.
- Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: Là chính sách cần thiết và trực tiếp tác động đến năng suất lao động để tạo ra giá trị cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần có một chiến lược, cơ cấu thật chi tiết, hiệu quả. Luôn cần bộ phận quản lý giám sát quá trình thực hiện những kế hoạch để có thể đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.
- Các điều kiện về nhu cầu: Tăng trưởng thị trường trong kinh doanh là điều cần thiết. Nhu cầu thị trường là điều ảnh hưởng mặt thiết tới các doanh nghiệp bởi người tiêu dùng luôn đổi mới hành vi tiêu dùng của mình, các doanh nghiệp cần nắm bắt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chỉ có vậy mới có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh.
- Các ngành hỗ trợ liên quan: Một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh thì rất cần thiết phải có sự hỗ trợ từ các ngành liên quan, các tổ chức liên quan, ngoài ra còn cần sự hỗ trợ từ địa phương, từ nhà nước để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của ngành nghề.
Mô hình kim cương của Michael Porter (Ảnh: Internet)