Chiến lược đẩy và kéo và vai trò của nó trong marketing

Chiến thuật marketing là điều cần thiết để phát huy tối đa sức mạnh của marketing. Marketing thông thường sẽ thuộc một trong hai loại là đẩy và kéo. Vậy làm cách nào để phát huy và kết hợp được cả hai chiến lược đẩy và kéo. Hãy cùng AgencyVn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Chiến lược marketing đẩy là gì?

Chiến lược này bản chất là một hình thức quảng cáo, nó có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp đến gần hơn với người dùng. Chiến lược marketing đẩy còn được biết với tên gọi khác đó là Marketing phản hồi trực tiếp. Marketing phản hồi trực tiếp có nhiệm vụ hướng tới mục tiêu cụ thể và truyền tải thông điệp cụ thể. Ví dụ về marketing đẩy  đó là Email, phát thanh, in ấn …

Chiến lược marketing đẩy và kéo

Chiến lược marketing kéo là gì?

Ngay ở tên của chiến dịch chúng ta cũng có thể thấy rằng. Chiến lược marketing kéo nược lại với chiến lược marketing đẩy. Chiến lược này được sử dụng để lôi “kéo” những khách hàng tiềm năng truy cập vào Website và trang mạng xã hội của doanh nghiệp bạn. Hiện nay, người tiêu dùng có thói quen nghiên cứu về một sản phẩm nào đó trên mạng xã hội hoặc các trang thông tin trước khi mua sản phẩm. Chiến lược marketing kéo có thể giúp khách hàng có được câu trả lời mà doanh nghiệp bạn có thể cung cấp. Ví dụ về marketing kéo đó là có một khách hàng nào đó tìm được website hay trang blog về chủ để mà họ đang quan tâm và muốn tìm hiểu.

Chiến dịch quảng cáo là gì? 6 bước xây dựng chiến lược hiệu quả

Ví dụ về chiến lược đẩy và kéo

Chiến lược đẩy và kéo của Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu thuộc Công Ty cổ phần Sữa Việt Nam được biết đến với các sản phẩm như: sữa đặc, sữa tươi…

Chiến lược đẩy: Thương hiệu đã chạy nhiều chương trình quảng cáo trên các kênh với nhiều chương trình khuyến mại và nhân viên chào hàng để tác động và đẩy sản phẩm vào kênh phân phối.

Chiến lược kéo: Tạo ra các chiến lược quảng cáo thu hút người tiêu dùng nhằm tạo sự chú ý và hình thành nhu cầu ở người tiêu dùng. Hoạt động chiêu thị tập trung vào các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mại…

Chiến lược đẩy kéo của Coca-Cola

Ví dụ về chiến lực đẩy và kéo của Coca Cola. Với hơn 160 đồ uống khác nhau trên 200 quốc gia, các sản phẩm của họ đa dạng từ đồ uống, nước trái cây,…

Chiến lược đẩy kéo của Coca-Cola

Chiến lược đẩy: Coca Cola có mạng lưới phân phối phủ rộng khắp với chiến lược đẩy mạnh. Họ sử dụng lực lượng bán hàng và xúc tiến thương mại để thu hút trung gian thực hiện, quảng bá sản phẩm cho người dùng cuối.

Chiến lược kéo: Các chiến dịch quảng cáo, PR đều là những chiến dịch lớn vói nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu.

Chiến lược marketing của Coca Cola? Chiến lược giá của coca cola

Ưu nhược điểm của chiến lược đẩy và kéo

Ưu điểm

Chiến lược đẩy

Bất kỳ chiến lược kinh doanh nào cũng sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Doanh nghiệp cần nắm rõ để có thể phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm.

Chiến lược đẩy sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và có thể điều chỉnh thích nghi với những biến đổi trong kinh doanh. Doanh nghiệp cũng dễ dàng xác định vị trí của mình trên thị trường kinh doanh nhờ vào chiến lược đẩy. Thực tế khi áp dụng chiến lược này doanh nghiệp có thể theo dõi được tiến độ thực hiện và đo lường hiệu quả đạt đượ để có thể điều chỉnh đúng.

Ưu nhược điểm của chiến lược đẩy và kéo

Chiến lược kéo

Việc áp dụng chiến lược kéo có những ưu điểm vượt trội trong việc thu hút khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo được đầu tư công phu từ đó cung cấp khối lượng lớn người tiêu dùng. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, chiến lược kéo cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nhược điểm

Chiến lược đẩy

Với sự phức tạp của các sản phẩm quốc tế đã trở thành cản trở lớn đối với việc sử dụng công cụ bán hàng cá nhân bởi chiến lược đẩy thường được sử dụng trong hoạt động marketing quốc tế. Đặc biệt tại thị trường quốc tế sự hiện diện và phủ sóng của sản phẩm chưa được phổ biến rộng rãi.

Vì thế mà doanh nghiệp đã thay thế sử dụng công cụ bán hàng cá nhân bằng công cụ quảng cáo. Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn về mật độ kênh phân phối và dễ chuyển sang chiến lược kéo thay vì chiến lược đẩy đã được đề ra theo kế hoạch.

Chiến lược kéo

Việc thực hiện những chương trình quảng cáo nhằm mang đến những hình ảnh đẹp nhất của sản phẩm đến khách hàng sẽ khiến doanh nghiệp phải chi một khoản ngân sách lớn mà lại không phù hợp với hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

So sánh chiến lược đẩy và kéo trong marketing

Điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận ra nhất để so sánh chiến lược đẩy và kéo trong marketing sẽ nằm ở cách thức tiếp cận khách hàng.

  • Chiến lược đẩy sẽ quảng bá sản phẩm bằng cách thúc đẩy tới khách hàng, hãy xem xét việc bán hàng tại cửa hàng của bạn
  • Chiến lược kéo sẽ tạo nên số lượng người theo dõi và thu hút họ quan tâm đến các sản phẩm của doanh nghiệp

Tuy nhiên, chiến lược đẩy và kéo nhiều điểm khác nhau khác nhưng thông thướng sẽ được thể hiện qua những điểm chính sau.

So sánh chiến lược đẩy và kéo

So sánh chiến lược đẩy và kéo (Ảnh: Internet)

Khái niệm

  • Marketing đẩy (Outbound Marketing): Thúc đẩy các hoạt động đến với khách hàng. Sử dụng chiến lược marketing đẩy sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy khách hàng tiềm năng bởi họ sẽ tự thể hiện được sự quan tâm nếu có.
  • Marketing kéo (Inbound Marketing): Chiến lược này chủ yếu làm cho những khách hàng tiềm năng sẽ tự tìm đến doanh nghiệp của bạn khi họ quan tâm.

Chiến lược

  • Marketing đẩy (Outbound Marketing): Tìm ra cách để thông tin đến khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Hình thức này thông thường sẽ liên quan đến quảng cáo in ấn, truyền hình, Email …
  • Marketing kéo (Inbound Marketing): Chiến lược này giúp khách hàng sẽ tìm ra bạn một cách dễ dàng và tự nhiên nhất. Chiến lược này đòi hỏi điểm đặc biệt với các nội dung trên website của bạn bởi nó giúp tạo ra nhận thức và nhận diện thương hiệu cho người tiêu dùng.

Kênh

Marketing đẩy: chiến lược đầy thông thường sẽ được bắt đầu bằng hình thức ngoại tuyến (Gửi bưu thiếp, thư trực tiếp…). Cách này thường sử dụng để hướng khách hàng tới một website hay một số điện thoại nào đó. Email mời chào là một ví dụ để thúc đẩy người tiêu dùng phản hồi đến những cửa hàng, website nào đó doanh nghiệp muốn.

Marketing kéo: là phương pháp phụ thuộc hoàn toàn website. Khách hàng sẽ nhìn vào nội dung trên website đó và tìm đến trang cụ thể, tương tác, để lại thông tin và giọi điến số điện thoại doanh nghiệp của bạn.

chiến lược đẩy và kéo

Ứng dụng

Ví dụ về ứng dụng trong chiến lược marketing đẩy và kéo.

Thư trực tiếp và mạng xã hội

Chiến lược đẩy: Doanh nghiệp sẽ gửi code, voucher giảm giá có giới hạn thời gian cho khách hàng. Khách hàng sẽ truy cập vào website của bạn để sử dụng phiếu và mua hàng hoặc liên hệ đến doanh nghiệp của bạn để tiến hành sử dụng voucher đó để mua hàng.

Chiến lược kéo: Bạn sử dụng code, voucher giảm giá trên website hoặc Fanpage của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ tự tìm thấy và truy cập vào website của bạn để sử dụng và mua hàng. Khách hàng cũng có thể liên hệ trực tiếp doanh nghiệp để mua hàng.

Quảng cáo, in ấn và SEO

Chiến lược đẩy: Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương thức quảng cáo trả phí trên các ấn phẩm, tạp chí để giới thiệu đến khách hàng một phiên bản dùng thử. Khách hàng sẽ liên hệ với doanh nghiệp của bạn để đặt hàng nếu họ quan tâm đến sản phẩm đó.

Chiến lược kéo: Doanh nghiệp sẽ SEO để người mua hàng dễ dàng tìm thấy website của bạn, từ đó họ sẽ tham khảo và đặt hàng, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Tương tác

Marketing đẩy: Thông thường sẽ hoạt động cực kỳ hiệu quả nếu chúng ta thực hiện một cách chính xác và đúng đắn. Bởi khách hàng sẽ có thể nhận được thư doanh nghiệp gửi trực tiếp đến tận nhà, điều đó phần nào sẽ khiến khách hàng cảm thấy bản thân đặc biệt.

Marketing kéo: Hình thức này sẽ giúp khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm của bạn hơn mà không cần thiết bạn phải tác động thúc đẩy. Tuy nhiên, hình thức này cần một chiến lược dài hạn và bài bản.

chiến lược đẩy và kéo

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Grab

Sức mạnh khi kết hợp cả hai chiến lược đẩy và kéo

Rất nhiều doanh nghiệp chỉ lựa chọn một trong hai chiến lược, hoặc đẩy, hoặc kéo. Tuy nhiên một lời khuyên cho các marketer là nên kết hợp cả hai chiến lược này, bởi khi kết hợp thì nó mang lại hiệu quả vượt xa mong đợi.

Marketing đẩy sẽ giúp liên hệ, kết nối đến tập khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ cũng như chưa biết đến doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, chiến lược đẩy còn là chiến lược càn thiết để giao tiếp với những khách hàng để mang lại doanh thu cho công ty.

Marketing kéo giúp thu hút những khách hàng đang nghiên cứu về sản phẩm họ định mua. Marketing đẩy sẽ giúp doanh nghiệp của bạn định hướng về tư tưởng cho khách hàng trước những nhu cầu của họ.

Kết luận:

Nếu thương hiệu của bạn chỉ sử dụng một trong hai chiến lược đẩy và kéo là chưa đủ. Vì một chiến dịch marketing thành công cần phải hiểu về ưu và nhược điểm của chiến lược đẩy và kéo cũng như kết hợp cả hai chiến lược trên. Nếu bạn kết hợp một cách hợp lí sẽ mang tới kết quả ngoài mong đợi.

4.6/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *