Định giá thương hiệu là gì? Những phương pháp định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu góp phần rất lớn trong việc xây dựng vị thế của một thương hiệu. Các doanh nghiệp hiện nay đã biết việc phát triển những phương pháp định giá thương hiệu sẽ giúp vị thế của doanh nghiệp trên thị trường được vững vàng hơn, định hướng sẽ lâu dài hơn. Hãy cùng tìm hiểu về những phương pháp định giá thương hiệu thông qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Định giá thương hiệu là gì

Định giá thương hiệu là việc ước tính của giá trị chính của thương hiệu nào đó, nó giống như việc định giá của sản phẩm. Việc định giá thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân chia giá trị trong trường hợp doanh nghiệp đó xảy ra những xung đột nội bộ. Định giá thương hiệu còn giúp doanh nghiệp rất nhiều khi doanh nghiệp đó tung ra sản phẩm mới. Giá trị thương hiệu của bạn càng cao thì lòng tin của khách hàng đặt vào doanh nghiệp của bạn càng lớn.

Các chuyên gia nổi tiếng đã phân tích, giá trị thương hiệu đã đóng góp 1/3 vào giá trị của cổ phiếu. Thương hiệu là một tài sản vô cùng lớn của một doanh nghiệp vì nó có thể tác động và tạo nên những thành công.

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng tạo nên thương hiệu của mình, họ đã đầu tư nhiều vào hình ảnh thương hiệu hơn, bởi đó sẽ là điều thu hút đối tác. Định giá thương hiệu cũng là công cụ giúp duy trì những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của các doanh nghiệp.

định giá thương hiệu là gì

Định giá thương hiệu là gì? (Ảnh: Khều)

Một số phương pháp định giá thương hiệu

Dựa trên chi phí

Hình thức này thì thương hiệu được đánh giá tổng thể bằng cách sử dụng tổng chi phí hoặc giá trị tài sản và nợ phải trả. Nó tính toán tất cả các chi phí khi thương hiệu thành lập. Hình thức này có thể sử dụng ở mọi thời điểm của doanh nghiệp, bất kể là doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp đã tồn tại từ lâu.

Định giá thương hiệu dựa trên chi phí

Định giá thương hiệu dựa trên chi phí

Dựa trên thị trường

Hình thức này thương hiệu sẽ sử dụng những phương pháp định giá khác nhau bằng cách so sánh với những thương hiệu tương tự đã được bán trước đây. Có hai phương pháp trong định giá thương hiệu trên thị trường đó là.

  • Phương pháp tỷ lệ P/E: Bội số lợi nhuận của thương hiệu bằng bội thu có được từ những giao dịch tương tự khác đến giá thanh toán dựa trên giá trị thương hiệu được báo cáo
  • Phương pháp bội số của doanh thu: Là xác định giá trị thương hiệu này nhân doanh thu của thương hiệu với nhiều doanh thu từ các giao dịch khác

Dựa trên thu nhập

Hình thức này định giá bằng giá trị hiện tại của thu nhập, dòng tiền hoặc tiết kiệm hoặc cũng thể giả định do tài sản. Hình thức này cũng có hai phương pháp.

  • Tạo chi phí: Tính bằng số tiền đầu tư vào quá trình xây dựng thương hiệu
  • Giá trị thay thế: Tính bằng những món đầu tư cần thiết để xây dựng thương hiệu có vị trí tương tự

Giá trị những thương hiệu nổi tiếng hiện nay

Tạp chí Forbes nổi tiếng với những danh sách được cả thế giới quan tâm, họ cũng có danh sách những tập đoàn, những thương hiệu nổi tiếng được cả thế giới biết đến, dưới đây là danh sách những thương hiệu nổi tiếng có định giá thương hiệu cao nhất được Forbes tổng hợp năm 2018.

Apple: 182,8 tỷ USD

Google: 132,1 tỷ USD

Microsoft: 104,9 tỷ USD

Facebook: 94,8 tỷ USD

Amazon: 70,9 tỷ USD

Coca – Cola: 57,3 tỷ USD

Samsung: 47,6 tỷ USD

Disney: 47,5 tỷ USD

Toyota: 44,7 tỷ USD

AT & T: 41,9 tỷ USD

Kết Luận

Các doanh nghiệp, các thương hiệu lớn nhỏ hiện nay đang rất chú trọng việc xây dựng và định giá thương hiệu để có thể vững bước hơn trên thị trường. Chính vì thế, thị trường vẫn luôn sẽ là nơi xảy ra cuộc chiến khốc liệt để cố gắng chiếm lấy một vị trí trong mắt người tiêu dùng.

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *