BA là thuật ngữ được nhắc đến trong thời gian gần đây vì nó là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. BA là một vị trí rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp tối ưu giúp duy trì và tăng trưởng doanh thu. Cùng AgencyVN tìm hiểu khái niệm BA là gì và công việc của BA qua bài viết sau.
Mục Lục
BA là gì?
BA là từ viết tắt của cụm từ Business Analyst, là tên gọi của “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. Hiện nay BA là một công việc được nhiều người theo đuổi, săn đón vì chế độ lương thưởng cũng rất hot. Tuy nhiên, để đảm nhận vị trí này thì người làm phải có vai trò là cầu nối, kết nối khách hàng với doanh nghiệp. BA cũng là người đưa ra giải pháp cho các yêu cầu của khách hàng. Thông thường, nghiệp vụ của BA sẽ được chia thành các loại sau.
Data Analyst
Data Analyst là chuyên gia phân tích dữ liệu đã được thu thập từ trước, thông thường nó sẽ ở dạng đồ thị và biểu đồ. Dựa vào dữ liệu đó sẽ giúp tạo mô hình dự đoán khả năng điều gì xảy ra trong tương lai. Data Analyst còn được gọi là chuyên gia phân tích dữ liệu.
Systems Analyst
Đây là chức danh thường được gọi là chuyên viên phân tích hệ thống. Người làm công việc này sẽ phân tích và thiết kế mặt kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Ngoài ra còn đề xuất cải tiến và đào tạo chuyển giao tới người dùng khác trong hệ thống.
Management Analyst
Management Analyst còn được biết nhiều hơn với chức danh chuyên gia tư vấn quản lý. Người làm chức vụ này có nhiệm vụ đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả công công ty hoặc tổ chức. Họ giúp tư vấn và giúp công ty có lợi hơn thông qua giảm chi phí, tăng doanh thu.
Công việc chính của người làm Business Analyst là gì
BA là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều người còn chưa hiểu công việc chính của BA là gì, cùng tìm hiểu điều đó trong phần tiếp theo đây.
- BA sẽ phải làm việc với khách hàng và nắm bắt nhu cầu của họ, sau đó sẽ phân tích điểm cốt lõi để đề xuất giải pháp phù hợp
- BA cũng chuyển giao thông tin tới doanh nghiệp, tới các team phát triển dự án và team liên quan.
- BA cũng xử lý những thay đổi một cách khéo léo nhất. Chính vì vậy, BA cần phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đến hệ thống và quản lý được nó
Business Analyst cần học gì?
Để có thể hiểu rõ hơn về BA là gì vậy hãy tìm hiểu về lộ trình học business analysis dưới đây hay những nhóm ngành cần thiết:
Nhóm ngành kiến thức về kinh tế
Những chuyên ngành chính trong nhóm này là: tài chính, quản trị kinh doanh, kế toán… Các Business Analyst cần phân tích các dữ liệu liên quan đến lợi ích kinh tế, tài chính, lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp hoặc khách hàng. Vì vậy, nhóm ngành này có thể giúp BA trang bị những kiến thức liên quan đến kinh tế.
Nhóm ngành công nghệ thông tin
Nhóm ngành này bao gồm các ngành nhỉ khác như kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, truyền thông – mạng máy tính… Nếu lựa chọn nhóm ngành CNTT, các Business Analyst cần bổ sung thêm các kiến thức khác về quản trị, kinh doanh, hệ thống,… Ngoài ra, cần cải thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,…
Hệ thống thông tin quản lý
Nhóm ngành này là 1 ngành trong nhóm CNTT, đi sâu vào các kiến thức liên quan đến công việc tổng hợp dữ liêu, bao gồm: vận hành, kinh doanh, sản xuất…
>>> Xem thêm: EMBA là gì? những điều cần biết khi theo học EMBA hay không
Lương Business Analyst có cao không?
Business Analyst có mức độ phát triển tương ứng các mức lương khác nhau. Sau khi đã hiểu BA là gì bạn sẽ thấy một số vị trí của Business Analyst với mức lương tương ứng như:
Entry level: Dành cho những người mới ra trường có kinh nghiệm 1-2 năm. Mức lương rơi vào khoảng 7-12 triệu/tháng.
Junior BA: Những người đã làm owr vị trí Business Analyst từ 2-3 năm. Có kiến thức cơ bản, biết phân tích, báo cáo,…Vị trí này có mức lương tương ứng từ 12-20 triệu/tháng
Senior Business Analyst: Trên 3 năm kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều dự án. có khả năng làm việc độc lập, xử lý vấn đề tốt,…Mức lương thường từ 20-35 triệu/tháng
Ngoài ra, những vị trí như: Manager, principal…mức lương có thể lên đến 50-60 triệu/tháng
Những điều mọi người thường lầm tưởng về Business Analyst
Business Analyst là công việc liên quan tới kỹ thuật và công nghệ vì thế nên rất nhiều người lầm tưởng BA là IT. Tuy nhiên, BA là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nhưng không phải IT. BA là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, nhưng sản phẩm cuối cùng BA tạo ra lại là sản phẩm sử dụng nội bộ. Do vậy, người làm BA giỏi phải có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ kỹ thuật.
Cũng có rất nhiều người lầm tưởng là Account vì BA cũng đứng giữa để tiếp cận yêu cầu của khách hàng và đưa ra giải pháp. Ngoài ra cũng lên kế hoạch nội bộ để giải quyết yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên Account không cần biết nhiều về kỹ thuật, nhưng BA thì cần phải có kiến thức về IT.
Kết Luận
Trên đây là chia sẻ của AgencyVN về định nghĩa BA là gì, hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu nhiều hơn về BA cũng như công việc chính của BA. Tuy nhiên, BA là một vị trí thu nhập cao nhưng đòi hỏi kiến thức sâu rộng, kỹ năng cần thiết để có thể làm tốt ở vị trí này.