PMO là gì? Vai trò của PMO trong quản lý dự án là gì?

PMO là khái niệm liên quan đến quản lý dự án và là mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy PMO là gì? Vai trò của PMO trong quản lý dự án là gì? Theo dõi bài viết dưới đây  để có câu trả lời cho mình nhé.

Mục Lục

PMO là gì?

PMO là viết tắt của cụm từ tiếng anh Project Management Office được dịch là phòng quản lý dự án. Đây là một cơ cấu tổ chức mà các quy trình quản lý dự án được chuẩn hóa nhằm ạo điều kiện cho quá trình chia sẻ nguồn lực, công cụ hay phương pháp. PMO có trách nhiệm bao gồm từ việc cung cấp các chức năng hỗ trợ quản lý dự án đến việc quản lý trực tiếp một hay nhiều dự án.

PMO là gì
PMO là gì

>>> Xem thêm: Agency là gì? Làm gì và quy trình làm việc của Agency

Phân loại PMO

Trong tổ chức, có nhiều loại PMO. Mỗi loại sẽ được kiểm soát khác nhau tùy vào ảnh hưởng của nó đối với dự án:

Supportive (Hỗ trợ): PMO hỗ trợ thu thập các thông tin trong dự án của tổ chức từ đó cung cấp các phương pháp hay nhất với mức độ kiểm soát thấp

Controlling (Kiểm soát): Kiểm tra xem các công cụm quy trình và tiêu chuẩn quản lý dự án có được áp dụng trong các dự án hay không với mức độ kiểm soát nhất định.

Directive (Chỉ thị): PMO chỉ thị sẽ duy trì mức độ kiểm soát cao trong việc quản lý các dự án trong tổ chức

Vai trò của PMO là gì?

– Lập kế hoạch chiến lược trong quản lý dự án: PMO làm việc với các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao tại công ty để lựa chọn những dự án phù hợp nhất. Các dự án này phải đảm bảo phù hợp với những chiến lược phát triển của công ty

Vai trò của PMO là gì

– Vai trò quản trị: Mọi PMO đều có nhiệm vụ giám sát các dự án đang thực thi, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục cần có của dự án đó.

– Nơi lưu trữ tất cả những dữ liệu, thông tin về dự án: Trong quá trình công tác, thanh tra bạn sẽ dùng nhiều guides, templates hay project portfolio tools để trợ giúp cho các project manager quản ý theo quy trình của PMO.

Có nên áp dụng mô hình PMO vào doanh nghiệp?

Để xác định được việc có nên áp dụng mô hình PMO vào doanh nghiệp hay không bạn cần đảm bảo các quy chuẩn sau:

  • Vai trò của PMO phải rõ ràng
  • Tập trung vào những gì tổ chức cần thực hiện trên tất cả các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
  • Cam kết của quản lý cấp cao là cần thiết để PMO được chấp nhận bởi tất cả các bộ phận của tổ chức

Khi thuê PMO cần dành thời gian để hiểu văn phòng quản lý dự án là gì và làm thế nào để nó có thể mang lại lợi ích dài hạn cho tổ chức. Từ đó thực hiện kế hoạch KPI PMO ràng để đánh giá lợi ích của PMO.

Quyền hạn của PMO là gì?

– Quản lý sự phụ thuộc giữa project, portfolio
– Thu thập tất cả thông tin từ các dự án và đánh giá xem có đạt được mục tiêu hay không
– Tiến hành kết thúc dự án khi thích hợp
– Theo dõi việc tuân thủ quy trình tổ chức
– Được tham gia nhiều từ quá trình khởi động dự án thay vì tham gia từ các giai đoạn đầu của dự án.

Quyền hạn của PMO là gì
Quyền hạn của PMO là gì?

>>> Xem thêm: Mô hình POE là gì? “Kiềng ba chân”: Paid – Owned – Earned Media trong Digital Marketing

Kết luận:

PMO là một bộ phận tổ chức chứ không phải cá nhân riêng lẻ. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ PMO là gì cũng như vai trò của PMO đối với doanh nghiệp.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *