Mô hình POE là gì? “Kiềng ba chân”: Paid – Owned – Earned Media trong Digital Marketing

Trong truyền thông thương hiệu cần quan tâm đến 2 yếu tố là creative quality (chất lượng nội dung) và channel quality (chất lượng kênh phân phối). Trong thời đại mà quỹ thời gian của con người chủ yếu là online như hiện nay, một mô hình căn bản được giới digital marketing truyền tay nhau đó là Paid – Owned – Earned media (POE). Vậy mô hình POE là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục Lục

Mô hình POE là gì?

Mô hình POE trong Digital Marketing là viết tắt của Paid – Owned – Earned có sư kết hợp của 3 hình thức: trả phí – sở hữu – lan truyền trong đó Paid là hình thức trả phí, owned là sở hữu và Earned là lan truyền. 3 hình thức kết hợp với mục đích tối ưu chiến dịch marketing cho doanh nghiệp lựa chọn từ đó tăng hiệu quả tốt cho doanh nghiệp.

mô hình POE là gì
mô hình POE là gì

>>> Xem thêm: Digital Media là gì? Các hình thức phổ biến nhất của Digital Media

Tìm hiểu chi tiết về mô hình POE

Người dùng muốn dùng kênh truyền thông này phải trả phí để có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Các công cụ paid media thường sử dụng là search ads, social ads, display ads, KOLS…Paid media có vai trò thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng nhận diện thương hiệu.

Paid media là gì?

Owned media là gì? ( Truyền thông sở hữu)

Owned media được gọi là truyền thông sở hữu, khác với paid media hình thức này miễn phí. Đây là phương thức truyền thông trên các công cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được doanh nghiêp lựa chọn không chịu sự tác động của bên thứ 3.

Earned media là gì? ( Truyền thông lan truyền)

Tìm hiểu mô hình POE là gì bạn sẽ thấy kênh earned media là kết quả của quá trình thực hiện thành công kênh truyền thông trả phí và sở hữu. Kênh này được hiểu là kết quả của sự phối hợp ăn ý giữa bộ đôi kênh trả phí và sở hữu. Từ 2 phương tiện truyền thông này, đối tượng của chiến dịch marketing mới được biết tới và khi khách hàng tự tạo ra những thảo luận về nó, earned media được hình thành.

Earned media thường được thấy dưới hình thái truyền miệng. Ví dụ điển hình là những lượt share Facebook mà bạn vẫn làm.

>> Xem thêm: Paid search là gì? Nên sử dụng Paid search hay organic search?

Ví dụ về mô hình POE

Để có thể hình dung dễ dàng về mô hình POE là gì, hãy cùng tìm hiểu những ví dụ dưới đây:

Ví dụ về chiến dịch quảng cáo “Đi để trở về” của Biti’s. Toàn bộ chiến dịch tập trung trong 3 giai đoạn chinh nhằm dàn trải ngân sách cho những hoạt động cần thiết. Cụ thể như:

  • Thông qua KOLs để tạo cuộc tranh luận: #teamđi – #teamtrove trong vòng 4 ngày
  • Phát hành MV “Đi để trở về” và MV “Lạc trôi”
  • Tập trung PR và truyền thông trong vòng 1 ngày tại trang báo điện tử Kênh14

Kết quả: Theo kết quả bảng xếp hạng của kênh YouNet Media, Chiến dịch theo mô hình Paid Owned Earned đã thu hút hơn 3.5 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội và gần 300.000 mention. Doanh số bán hàng của Biti’s tăng 250% so với tết năm 2017, và vượt 60% so với mục tiêu.

Ví dụ về mô hình POE

Sự kết hợp của bộ 3 Paid media – Owned media – Earned media

Sau khi tìm hiểu mô hình POE là gì có thể thấy mỗi phương tiện sẽ đóng vai trò khác nhau trong sự phát triển của doanh nghiệp:

Paid media đưa thương hiệu đến nhiều khách hàng mới, tăng độ nhận diện thương hiệu tuy nhiên phải trả phí và bị ràng buộc theo điều khoản với bên cung cấp dịch vụ

Owned media có thể do thương hiệu tùy ý quyết định, nhằm phục vụ khách hàng sẵn có, đáp ứng nhu cầu quan tâm đến doanh nghiệp, thế nhưng lại hạn chế về mặt tiếp cận, đặc biệt với những startup

Earned media mang lại hệu ứng lan tỏa, tạo độ uy tín cho doanh nghiệp, dễ gây thiện cảm cho doanh nghiệp. Đây là kênh truyền thông mà cả doanh nghiệp đều không kiểm soát được về độ phủ sóng và tính tiêu cực.

Kết luận:

Trên đây là khái quát cơ bản về mô hình POE là gì cho người mới. Nếu muốn biết sâu về cách vận hành và kết hợp các công cụ trong mô hình này thì bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn.

Rate this post

Thùy Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *