Trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn, luôn cần có những chuyên gia để lập kế hoạch, điều phối sản phẩm, sản xuất để thúc đẩy bán hàng. Đó là điều kiện sống còn trong kinh doanh. Doanh nghiệp thông thường có rất nhiều sản phẩm bán ra, tuy nhiên tùy thuộc vào sản phẩm khác nhau thì có chiến lược phát triển khác nhau nhằm tiếp cận thị trường một cách tốt nhất. Brand Manager sẽ là người giám sát việc nghiên cứu thị trường để từ đó đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp đưa doanh nghiệp tiến tới thành công. Vậy Brand Manager là gì?, brand manager là ai?. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây
Mục Lục
Brand Manager là gì?
Brand manager có thể được xem như một nhà quản trị thương hiệu hay quản lý nhãn hàng hoặc đối với một số tổ chức lớn thì Brand Manager còn được biết đến là giám đốc thương hiệu hay giám đốc điều hành nhãn hiệu. Thông thường, hàng năm những Brand Manager phải lập kế hoạch thương hiệu và kế hoạc ngân sách cho năm tiếp theo. Sau đó Brand Manager phải xem lại kế hoạch theo từng quý để phân tích và cân đối với tình hình kinh doanh lúc đó để điều chỉnh cho phù hợp.
Công việc chính của Brand Manager là gì
Chiến lược marketing luôn phải đa dạng, có những cách thức khác nhau để phù hợp với những sản phẩm khác nhau. Chính vì thế, Brand Manager sẽ là người nghiên cứu và xây dựng để thực hiện những kế hoạch, để xây dựng chiến lược phù hợp.
Sau khi đã nghiên cứu được kế hoạch và đưa ra những chiến lược phù hợp thì Brand Manager thường phải review lại hàng tháng, hàng tháng để rút kinh nghiệm và tăng giá trị thương hiệu lên một tầm cao mới. Brand Manager sẽ là người báo cáo lại những lãnh đạo cấp cao hơn về chiến lược marketing có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và làm cách nào để nhãn hàng mà họ phụ trách có thể được nhiều khách hàng biết đến hơn.
Công việc của Brand Manager (Ảnh: Admicro)
Kỹ năng cần có của một Brand Manager là gì
Để có thể làm ở một vị trí cấp cao như Brand Manager thì kỹ năng cần có thật sự không phải là đơn giản. Brand Manager cơ bản nhất và cũng quan trọng nhất đó là phải có kỹ năng sáng tạo và viết lách. Brand Manager thường là người truyền tải thông điệp nên phải làm sao để cho thông điệp thật nổi bật, đặc biệt và độc nhất để làm nên thương hiệu đó.
Kỹ năng cũng không kém phần quan trọng đó là kỹ năng tạo dựng mối quan hệ, gây dựng quan hệ và truyền đạt những câu chuyện. Bởi lẽ, Brand Manager là người trực tiếp xây dựng và duy trì những mối quan hệ với các bên khác liên quan, ngoài ra còn là người tạo dựng niềm tin cho họ đối với doanh nghiệp của mình. Khả năng truyền đạt câu chuyện là khả năng có thể giúp khách hàng ghi nhớ về thương hiệu mình nhất, ai cũng cần lắng nghe một câu chuyện để ghi nhớ.
Tuy nhiên, kỹ năng phân tích và quản lý ngân sách cũng là kỹ năng mà Brand Manager cần phải có, để làm được điều này thì Brand Manager buộc phải có những kiến thức sâu rộng về sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Kết Luận
Brand Manager là người có nhiệm vụ thúc đẩy và phát triển nhãn hàng mình phụ trách và làm cho khách hàng trở thành những người khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Qua bài viết này AgencyVN hy vọng các bạn hiểu thêm về vai trò của Brand Manager là gì và công việc của một Brand Manager trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp.