Trong giới kinh doanh và xã hội hiện nay, có vô số những đối thủ cạnh tranh với công ty của bạn, và để có thể đứng vững và chiến đấu với những đối thủ ấy, các tổ chức doanh nghiệp thường chọn cho mình chiến lược chi phí thấp. Hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố cần thiết để thực hiện chiến lược này thông qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chiến lược chi phí thấp
Trong những thập niên 60, rất nhiều nhà bán lẻ nổi tiếng ở Mỹ đã chiếm lĩnh gần hết thị trường từ những cửa hàng tạp hóa truyền thống. Sự thành công của những nhà bán lẻ này đó chính là cung cấp những sản phẩm với giá thấp hơn, tuy nhiên thì họ cũng nghiên cứu để khiến chi phí cũng giảm đi. Sau này thì những nhà bán lẻ này cũng đã bị thay thế bởi những doanh nghiệp khác bởi những doanh nghiệp khác có những chiến lược chi phí thấp tốt hơn và hiệu quả hơn.
Chiến lược này là một chiến lược rất hay, tuy nhiên, điều mà có thể mang lại sự thành công cho chiến lược này chính là đáp ứng được cho khách hàng điều mà họ thực sự mong đợi. Tuy nhiên, vẫn cần điều chỉnh để mức chi phí dù thấp nhưng vẫn có thể đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp, chỉ có vậy thì doanh nghiệp mới có nguồn lực để tiếp tục phát triển. Đối với những sản phẩm không có gì khác biệt, giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả thường là cố định, chính vì thế doanh nghiệp luôn phải thực hiện việc tối thiểu hóa chi phí để giúp khả năng sinh lợi nhuận không bị giảm. Doanh nghiệp thường ép những nhà cung ứng cung cấp hàng ở mức thấp để thực hiện điều này. Viettel là một doanh nghiệp tại Việt Nam đứng đầu về cung cấp dịch vụ viễn thông với mức giá thấp.
Để thực hiện chiến lược chi phí thấp thành công và chiến thắng thì doanh nghiệp buộc phải giữ cho mức chi phí cung cấp dịch vụ thấp hơn những đối thủ khác. Đây được xem là thách thức vì bất cứ đối thủ nào cũng sẽ cạnh tranh để chi phí của họ thấp hơn nữa. Tuy nhiên, có những yếu tố để thực hiện điều này tốt hơn bao giờ hết.
Chiến lược chi phí thấp
Không ngừng cải tiến
Cải tiến không ngừng là việc nên làm để có được vị trí dẫn đầu trong sản xuất. Người nhật đã phát triển ra triết lý Kaizen, triết lý này khuyến khích mọi người trong doanh nghiệp phải nên cải tiến mọi thứ mà họ đang làm. Những cải tiến dù nhỏ giúp giảm chi phí thì lâu dần doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.
Chuyên môn hóa
Ai ai cũng biết rằng bất cứ một công việc nào, nếu một người làm thường xuyên công việc đó thì sẽ thực hiện công việc đó nhanh và ít sai sót hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chuyên môn hóa nhân viên để họ chỉ làm ở một vị trí cố định, khi kỹ năng của họ đã tốt, tùy vào khả năng của họ, hãy thăng tiến cho họ ở một cấp độ cao hơn.
Xây dựng dây chuyền cung ứng
Có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công khi cung cấp sản phẩm của mình trực tiếp đến khách hàng mà không qua bất cứ trung gian nào. Dell là một doanh nghiệp thực hiện tốt điều đó, nhờ thực hiện điều này, Dell đã loại bỏ được vấn đề nan giải đó chính là tồn kho, họ trực tiếp cung cấp sản phẩm theo đơn hàng cho khách hàng. Dây chuyền cung ứng của họ có những nhà cung ứng linh kiện, những người lắp ráp và những người trong bộ phận hậu cần. Những bộ phận này đều được hỗ trợ bằng kỹ thuật số để công việc được thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn. Nhờ vậy mà Dell đã dẫn đầu về chi phí thấp trong lĩnh vực này.
Cải tiến sản phẩm
Cải tiến sản phẩm là cách giảm bớt rất nhiều chi phí mà doanh nghiệp nên lưu tâm. Đã có rất nhiều sản phẩm được nghiên cứu, cải tiến chế tạo bằng nhựa nguyên sinh thay cho sản phẩm bằng kim loại. Chính vì thế đã giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu sản xuất.
>> Xem thêm: Chiến lược đẩy và kéo trong marketing
Kết Luận
Chiến lược chi phí thấp là chiến lược mà doanh nghiệp nên áp dụng trong kinh doanh, để thực hiện thành công thì doanh nghiệp nên có một kế hoạch rõ ràng và cơ cấu tổ chức tốt. Cạnh tranh trên thương trường cũng như cạnh tranh trên chiến trường, chỉ khác là cạnh tranh trên thương trường sẽ sử dụng chất xám. Tùy vào tình hình cụ thể, bạn hãy áp dụng những yếu tố, biện pháp nêu trên để giúp doanh nghiệp của mình phát triển hơn nữa nhé, chúc các bạn thành công.