Chiến lược marketing của Bitis, cú chuyển mình của thương hiệu Việt

Chiến lược marketing của Bitis chính là một trong những Case study đáng học hỏi cho tất cả các thương hiệu tại Việt Nam. Chiến lược đã vô cùng thành công đối với thương hiệu đã bị lu mờ trước đây, chiến lược nhấn mạnh vào yếu tố người Việt. Sau gần 2 thập kỷ thì thương hiệu Biti’s đã được người tiêu dùng Việt Nam nhắc lại nhiều đến như vậy. Ra mắt dòng sản phẩm Biti’s Hunter và chiến dịch truyền thông khác biệt được xem là một cuộc thay máu của thương hiệu này.

Mục Lục

Chiến lược marketing của Bitis – Thay máu thương hiệu

Khi Biti’s dội bom vào thị trường, tạo được tiếng vang, người ta thường lấy Bphone để so sánh. Cũng là thương hiệu Việt, cũng có thông điệp truyền thông “người Việt dùng hàng Việt” nhưng khi Biti’s đang gặt hái thành công thì Bphone lại thất bại thảm hại, thậm chí người ta không còn thấy thương hiệu này xuất hiện trên thị trường.

Chiến lược Marketing của Bitis được xem như cú chuyển mình lớn của thương hiệu Việt

Khi bitis tạo được tiếng vang trên thị trường. Khi ấy người ta thường lấy một sản phẩm của người việt khác ra đó là Bphone để so sánh. Nhưng Bitis đã thành công còn Bphone đã thất bại.

Gợi Nhớ!

Câu chuyện về Biti’s đã khiến rất nhiều người nhớ đến cách mà ngày xưa Nike đã làm chiến lược.

Và Câu Chuyện Đó Là…

Trong những năm của thập niên 70, Nike là biểu tượng thương hiệu của dòng giày chạy bộ, vì lợi thế gia công mức giá thấp, doanh thu của Nike tăng mạnh từ 28.7 triệu USD năm 1943 lên 867 triệu USD năm 1983.

Sau này khi mà thị trường giày chạy bộ bão hòa, doanh thu giảm sút, 1984  doanh thu của Nike chỉ còn chưa đến 1 triệu USD, chỉ sau 1 năm doanh thu giảm 867 lần, và quỹ I năm đó hãng ghi nhận khoản thua lỗ đầu tiên.

Quyết định của Nike khi đó

Phil Knight, người sáng lập Nike đã ký hợp đồng với một cầu thủ bóng đá có tiềm năng trở thành một ngôi sao. Nike không chỉ muốn quảng bá 1 dòng sản phẩm hay một mẫu mới mà muốn tạo ra một thần tượng có phong cách thời trang gắn với Nike.

Nike đã lựa chọn Michael Jordan để trở thành đại sứ thương hiệu của mình. Sau đó Michael thành công trong sự nghiệp khiến doanh thu của Nike năm 1984 thu về khoảng 900 triệu USD. Cho đến năm 1997 thì Micheal Jordan nhận được danh hiệu vô địch thứ 5 trong sự nghiệp của mình giúp Nike có doanh thu lên đến 9,2 tỉ USD.

Có sự tương đồng nào giữa Nike và Biti’s Hunter?

Bitis đã học Nike cách thay đổi cách định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Đây cũng là điểm then chốt trong toàn bộ chiến dịch marketing của bitis. Sản phẩm Bitis Hunter đã được thần tượng của giới trẻ khi ấy là Sơn Tùng MTP. Tuy nhiên Bitis chỉ áp dụng với dòng sản phẩm Bitis Hunter mà thôi, liệu đây có phải điều lo ngại cho Bitis hay không?

Chiến lược marketing của Bitis được thực hiện thế nào

Bitis đã áp dụng công thức truyền thông AIDA cho chiến lược của mình một cách nhịp nhàng, bài bản và vô cùng hấp dẫn

Chiến dịch truyền thông Aida

Chiến lược marketing của Bitis sử dụng công thức Aida

Bước 1: Awareness – gây sự chú ý

Tất cả chiến lược marketing của Bitis đều nhắm tới việc quảng bá, gây chú ý tới thương hiệu. Thế nên Bitis đã lựa chọn Viral Video đầu tiên là MV Lạc Trôi của Sơn Tùng MTP, sau đấy là MV Đi để trở về của Soobin Hoàng sơn, cả 2 video này đều đã tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng mạng

mv lac troi

Bước 2: Interest – Gây thích thú với sản phẩm, thương hiệu

Bitis cũng đã vô cùng thông minh khi sử dụng KOLs để truyền thông cho sản phẩm của mình nhằm tăng độ nhận diện cũng như sở thích của khách hàng đối với sản phẩm. Nhắm tới đối tượng là khách hàng trẻ nên sử dụng Kols là các ngôi sao, thần tượng sẽ tạo được trào lưu đi giày mới.

kols nói về bitis

Chiến lược marketing của Bitis sử dụng Kols

Bước 3: Desire – Kích thích mong muốn, nhu cầu của khách hàng

Bitis đã sử dụng những bài PR cho chiến dịch này, đa phần các bài PR đều đánh vào lòng yêu nước như: Xuất khẩu da giày top đầu thế giới, nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt. Sắp tới đây hệ thống Metro Cash & Carry và Big C đã hoàn toàn thuộc về các tập đoàn bán lẻ Thái Lan thì viễn cảnh người Việt đi giày Thái là hoàn toàn không thể tránh khỏi.

Bước 4: Tạo Action – Kích thích khách hàng phát sinh hành động với sản phẩm

Khi khách hàng còn băn khoăn về việc mua sản phẩm thì Bitis lại tung ra đòn chí mạng đó là chương trình ưu đãi giảm giá. Bitis cũng kết hợp với những trang thương mại điện tử khác để tung ra các mã giảm giá trong thời gian nhất định.

>> Đọc thêm: Chiến lược marketing của Coca cola

Kết Luận

Đây được xem là cú lội ngược dòng ngoạn mục nhất của Bitis trong hơn 20 năm qua để gây lại dấu ấn của thương hiệu “Nâng niu bàn chân Việt”. Tuy nhiên, tạo được tiếng vang lớn như vậy cũng vô tình trở thành khó khăn cho Bitis, bởi các hãng lớn sẽ để ý và sử dụng nguồn lực của mình để đè bẹp thương hiệu Việt. Hãy cùng xem những động thái và các chiến dịch marketing của bitis sau này nhé.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *