Chiến lược marketing của Coca Cola: Bật mí “vũ khí” tạo thành công

Coca cola là một thương hiệu giải khát nổi tiếng trên thế giới cạnh tranh trực tiếp với Pepsi. Chính vì thế Coca cola đã phải liên tục thay đổi chiến lược marketing của mình để phù hợp với sản phẩm khác nhau Vậy chiến lược marketing được Coca cola áp dụng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về chiến lược marketing của Coca Cola nhé.

Mục Lục

Tổng quan về thương hiệu Coca Cola

Coca-Cola cũng là một thương hiệu nước ngọt có ga được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola. Cuối thể kỷ XIX, Coca-Cola được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton với mục đích ban đầu là trở thành một loại biệt dược. Sau đó, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức loại thuốc uống này. Thế kỷ XX, với những chiến lược tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga.

Thương hiệu Coca-Cola đã quá quen thuộc với người Việt
Thương hiệu Coca-Cola đã quá quen thuộc với người Việt

Vào năm 1894, Coca Cola đã cho ra thị trường sản phẩm ở dạng đóng chai đầu tiên. Nhận ra được tiềm năng của thương hiệu, doanh nhân Benjamin Franklin Thomas và Joseph Brown Whitehead đã mua lại quyền phân phối Coca Cola đóng chai với giá chỉ 1USD. Đến năm 1916, dáng chai Coca Cola phổ biến hiện nay mới được bảo hộ độc quyền.

Ngày nay, Coca Cola đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với lượng tiêu thụ trung bình mỗi giây rơi vào khoảng 10.000. Thương hiệu này còn sở hữu rất nhiều sản phẩm nước đóng chai khác: như Fanta, Sprite,…

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Pepsi tại thị trường Việt Nam

Chiến lược marketing của Coca Cola

Sản phẩm (Product)

Theo nghiên cứu thì coca cola là thương hiệu dẫn đầu thị trường giải khát từ 2010. Đứng đầu là sản phẩm nước có ga, hiện nay coca cola đang đa dạng hóa sản phẩm của mình như fanta, sprite… Doanh nghiệp này cũng không ngừng nghiên cứu và ra mắt những sản phẩm mới để phù hợp hơn với khẩu vị người Việt Nam. Ví dụ như Coca Cola đã ra sản phẩm Coca Cola không đường dể cạnh tranh với Pepsi vì họ biết rằng sản phẩm đó sẽ có nhiều người sử dụng để giữ sức khỏe và tránh những bệnh liên quan tới đường.

Chiến lược marketing của coca cola - Sản phẩm coca cola không đường

Chiến lược marketing của coca cola – Sản phẩm coca cola không đường

Dù cho Coca Cola đã đứng vững ở thị trường Việt Nam suốt hơn 20 năm qua, nhưng họ vãn không ngừng học hỏi, phát triển để chiếm lĩnh toàn bộ thị phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

Coca Cola chú tâm tới cả bao bì để mang lại cho khách hàng cảm giác mới mẻ, thích thú khi sử dụng. Coca Cola luôn sử dụng chim én vào dịp tết để người tiêu dùng thấy được mùa xuân và cảm thấy ấn tượng với sản phẩm hơn. Người tiêu dùng Việt Nam đã từ lâu thường sử dụng Coca Cola để làm quà biếu tết.

Trong mỗi chiến lược sản phẩm của Coca Cola thì họ luôn sử dụng cách tăng độ sâu của một dòng sản phẩm và tăng số lượng dòng sản phẩm lên để phù hợp với từng thị trường Châu Á, đặc biệt là Việt Nam.

Bao bì coca cola qua các thời kì

Chiến lược marketing của coca cola – Bao bì coca cola qua các thời kì

Giá cả (Price)

Giá cả là số tiền mà người tiêu dùng chi trả cho sản phẩm. Giá rất quan trọng bởi nó quyết định doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả tác động rất lớn tới chiến lược marketing của Coca Cola. Coca Cola có giá bán đa dạng, điều chỉnh từng phân khúc. Coca Cola đã định giá sản phẩm bằng cách xem xét nhận thức của người tiêu dùng về giá trị chứ không phải chi phí người bán.

Coca-Cola đã nghiên cứu thị trường và tìm hiểu được 80% người Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp. Vì vậy, Coca-Cola chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, mong rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn.

chiến lược định giá sản phẩm của coca cola

Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình chiết khấu bán hàng. Khi khách hàng mua với số lượng lớn hoặc thanh toán trước thời hạn sẽ được hưởng phần trăm chiết khấu hấp dẫn. Các sản phẩm của Coca Cola được định giá khác nhau do chúng được sản xuất với sự khác biệt về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ,…

Với giá cả phù hợp với thị trường Việt Nam, Coca-Cola đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Truyền thông (Promotion)

Truyền thông là chiến lược đặc biệt trong chiến lược marketing của Coca Cola. Coca Cola đã tạo ra nhu cầu tiêu thụ bằng những chiến dịch quảng cáo khác nhau. Bạn có thể dễ dàng thấy được những quảng cáo của Coca cola trong cuộc sống hàng ngày.

Coca Cola là doanh nghiệp sẵn sàng chi trả số tiền để đánh bóng thương hiệu ngang với chi phí sản xuất. Rất nhiều chương trình khuyến mại được coca cola tạo ra để thu hút khách hàng. Coca Cola cũng rất nhiều chiến dịch dùng thử cho người tiêu dùng ở cách thành phố lớn.

Truyền thông (Promotion)

Coca Cola hiểu rằng khuyến mãi là một công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của mình giúp tăng doanh số của doanh nghiệp và cũng mang lại giá trị vô cùng lớn cho khách hàng của mình.

Coca Cola đã không ngại đầu tư chi phí để có chỗ thu hút như thế. Thương hiệu này luôn dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình để tiếp cận khách hàng thông qua TV, báo chí, mạng xã hội,… Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008.

Phân Phối (Place)

Ở Việt Nam thì Coca Cola là thương hiệu được yêu thích nhất và nó có sẵn ở khắp nơi. Hệ thống phân phối của Cocacola đều theo mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh FMCG. Mạng lưới rộng khắp cả nước và có mặt trong rất nhiều điểm bán lẻ, quán ăn, nhà hàng…

Trải dài 3 miền Bắc, Trung, Nam, Coca-Cola có khả năng mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở 3 khu vực này. Coca-Cola vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các đại lý, nhà hàng,… thu hút các đại lý bằng cách: tặng ô, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính,…

Với vị trí thuận lợi cùng hệ thống phân phối phủ sóng cả nước, Coca-Cola đã góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng với thị yếu của người tiêu dùng Việt Nam và người địa phương hơn trên khắp mọi miền tổ quốc.

Chiến lược giá trong chiến lược marketing của coca cola

Coca Cola đã theo đuổi chiến lược 3A và 3P nhằm giành lợi thế để phục vụ người tiêu dùng

Chiến lược 3P

  • Price to Value (Từ giá cả đến giá trị): Người tiêu dùng không chỉ có khả năng mua được Coca Cola mà còn có được những lợi ích của sản phẩm.
  • Pervasiveness (Lan tỏa): Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua Coca Cola ở bất cứ đâu
  • Preference (Sự ưa thích/ưu tiên): Làm cho người tiêu dùng yêu thích sản phẩm và xem Coca Cola là lựa chọn hàng đầu.

Chiến lược giá trong chiến lược marketing của coca cola

Chiến lược 3A

  • Affordability (khả năng chi trả): giá bán Coca Cola đảm bảo phù hợp với mọi đối tượng, ai cũng có thể mua được
  • Availability (tính sẵn có): người tiêu dùng phải mua được Coca bất cứ khi nào và ở đâu
  • Acceptability (sự chấp nhận): Coca Cola phải làm cho khách hàng yêu thích và chấp nhận sản phẩm, cảm thấy vui vẻ khi sử dụng sản phẩm.

Bên cạnh việc định giá tương đối thấp để thâm nhập thị trường, Coca còn định giá chiết khấu, điều chỉnh giá để thưởng cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn và mua sản phẩm với số lượng lớn. Ngoài ra, Coca-Cola còn sử dụng chiến lược phân biệt giá theo từng loại sản phẩm.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Acecook : “Vị vua” trong lĩnh vực mì ăn liền tại Việt Nam

Kết Luận:

Qua việc tìm hiểu về chiến lược marketing của Coca-Cola, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng thương hiệu này luôn biết cách mang đến những gì khách hàng mong muốn. Những chiến dịch đánh trúng vào tâm lý của khách hàng, tạo ra hiệu ứng lan truyền cao có thể học tập chiến lược của thương hiệu này.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *