Chiến lược marketing của Zalo – Ứng dụng chat hàng đầu Việt Nam

Zalo là một trong những ứng dụng chat, gọi thoại nổi tiếng của VNG – tập đoàn đến từ Việt Nam. Ngày nay Zalo ngày càng được nhiều người tin tưởng và sử dụng hơn, từ đó nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mắt người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Hơn nữa, Zalo còn là một thương hiệu có tính địa phương hóa cao, nhắm vào nhu cầu thiết thực của người dùng tại Việt Nam. Vậy, yếu tố nào đã làm nên sự thành công cho chiến lược marketing của zalo?

Mục Lục

Giới thiệu về Zalo

Để giải thích Zalo là gì thì đơn giản nhất có thể nói là đây là ứng dụng nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí cho những người có sử dụng Internet tương tự như Whatapps, Line, Wechat . Zalo được VNG ra mắt lần đầu vào năm 2012 và khi ấy Zalo không nhận được nhiều sự chú ý từ người dùng ở Việt Nam.

Sau này, vì có nhiều sự lợi thế hơn với các ứng dụng tương tự khác thì  Zalo nhanh chóng đã đạt được sự bức phá ngoạn mục. Cho đến tháng 8/2017 thì Zalo đã có tới 80 triệu người dùng và con số này lớn hơn số người sử dụng Facebook tại Việt Nam.

Điểm đặc biệt đáng nói về chiến lược marketing của Zalo đó là Zalo luôn biết tạo ra sự khác biệt. Và Zalo nhanh chóng đã đứng top 1 trên kho ứng dụng App Store, một ứng dụng người Việt làm ra thì tại sao lại chọn ứng dụng nước ngoài là thông điệp người dùng cảm nhận được khi sử dụng Zalo. Có thể thấy, chiến lược marketing của Zalo đã hòa với niềm tự hào dân tộc để thuyết phục người dân sử dụng nó.

Trước các đối thủ mạnh mẽ như Viber, Facebook Messenger,… việc nắm lấy điểm mấu chốt là khẳng định thương hiệu Việt để tấn công vào tâm lý của người Việt quả là một chiêu thức đúng đắn.

giới thiệu về zalo

Phân tích chiến lược marketing của zalo

Tập trung xây dựng và khẳng định thương hiệu Việt

Một ứng dụng nhắn tin thuần Việt được quảng bá vô cùng dày đặc hơn rất nhiều sản phẩm cùng ngành khác như Line, Viber, Kakao,… Vậy tại sao zalo lại có thể dẫn trước các đối thủ xa đến vậy. Điều gì trong chiến lược marketing của zalo đã giúp họ làm điều đó?

Zalo đã quảng bá vô cùng tốt so với đối thủ bằng hình ảnh thân thiện và kể câu chuyện đáng nhớ. Các chuyên gia về truyền thông nhận định việc ghi dấu ấn trong công chúng bằng câu chuyện cổ tích về công nghệ rất hiếm khi có ở VIệt Nam. Vì thế Zalo đã thành công bởi sự bức phá đó.

Tích cực tổ chức sự kiện

Zalo cũng rất tích cực tham gia những sự kiện về công nghệ lớn nhỏ như sự kiện Zalo AI Summit, đây là hội thảo đầu tiên về AI tại Việt Nam. Sự kiện thu hút rất nhiều sự quan tâm của đông đảo mọi người, đặc biệt là những người yêu thích công nghệ. Vì thế, đây là dịp Zalo được quảng bá hình ảnh về mình tới mọi người.

Người nổi tiếng

Từ những năm 2014, Zalo đã sử dụng người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm của mình, những người nổi tiếng đã giúp zalo tràn ngập trên các mạng xã hội và phương tiện truyền thông khác nhau.

Ngoài ra, Zalo còn liên tục tổ chức nhiều buổi họp mặt fan club của người nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng,… Việc sử dụng hàng loạt người nổi tiếng và nhân vật có ảnh hưởng một cách khôn khéo cũng là tác nhân quan trọng tạo nên hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng người dùng.

TVC quảng cáo

Cuối năm 2014 là thời điểm bùng nổ chi tiêu cho chiến lược marketing của Zalo. Quảng cáo của Zalo – Sức mạnh giọng nói đã đánh trúng tâm lý để gây thiện cảm, tạo cảm xúc cho người Việt. Không ít khán giả khi xem quảng cáo đó đều thừa nhận có những xúc động trong lòng và có ấn tượng tốt với thương hiệu này.

Năm 2015, TVC quảng cáo của Zalo vẫn tiếp tục tấn công vào khía cạnh tình cảm gia đình.

Kết luận

Có thể thấy, chiến lược marketing của zalo đã thực hiện vô cùng đa dạng và đó là yếu tố giúp khẳng định vị thế thương hiệu trong lĩnh vực OTT. Tuy nhiên, Zalo hứa hẹn sẽ còn mang tới rất nhiều chiến lược hay ho trong tương lai. Cùng chờ đón xem Zalo sẽ làm gì để cạnh tranh với Line, Kakao, Viber,… trong thời gian tới nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Dell

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *