Mục Lục
Marketing Mix là gì?
Marketing Mix là tập hợp các chiến lược hay chiến thuật mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của mình trên thị trường. 4P trong chiến lược marketing mix gồm có
- Product (sản phẩm)
- Price (giá cả)
- Place (phân phối)
- Promotion (xúc tiến bán)
Chiến lược Marketing mix với 4P thường được sử dụng với đối tượng marketing là hàng hóa, là những sản phẩm hữu hình. Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của Marketing hiện đại. Các chuyên gia Marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình.
Chiến lược Marketing Mix với 4P truyền thống
Product (Sản phẩm)
Sản phẩm là yếu tố P đầu tiên trong chiến lược Marketing Mix truyền thống. Sản phẩm ở đây đề cập đến những mặt hàng thực sự đang được bán tại doanh nghiệp, là yếu tố then chốt để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm có thể là sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình. Sản phẩm hữu hình là những vật mà có một sự tồn tại vật lý độc lập. Ví dụ điển hình như những dao cạo dùng một lần hoặc chiếc xe có động cơ. Các sản phẩm bảo hiểm, thanh toán qua ngân hàng là một dịch vụ vô hình.
Mỗi product có vòng đời sống bao gồm các giai đoạn: giai đoạn hình thành, tăng trưởng, trưởng thành và giai đoạn suy thoái. Đối với từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm, các Marketer đòi hỏi phải nghiên cứu thật kỹ, tập trung chú trọng vào những thách thức khác nhau phát sinh như sản phẩm của họ di chuyển vòng đời của nó.
Price (Giá)
Price là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược marketing mix 4P.
Chiến lược giá đề cập đến giá trị được đặt cho một sản phẩm. Nó phụ thuộc vào chi phí sản xuất, phân khúc mục tiêu, khả năng của thị trường để trả, cung – cầu và một loạt các yếu tố trực tiếp và gián tiếp khác. Giá cả cũng được sử dụng như một chiến lược để phân biệt và nâng cao hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu định giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu định giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, thời kỳ thanh toán, chiết khấu…
Place (Phân phối)
Các kênh phân phối là các điểm bán hàng hóa, sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không đầu tư, phát triển kênh phân phối đúng mức có thể làm lãng phí công sức quảng cáo, sản xuất sản phẩm mà không đưa ra thị trường thành công.
Các chiến lược khác nhau như phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền, phân phối có chọn lọc, và nhượng quyền thương mại có thể được sử dụng bởi các nhà tiếp thị để bổ sung cho các khía cạnh khác nhau của Marketing mix.
Promotions (Xúc tiến thương mại)
Promotion (xúc tiến thương mại) trong khái niệm Marketing mix 4P là các phương pháp truyền thông mà một nhà tiếp thị có thể sử dụng để cung cấp thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp mình cho các bên khác nhau về sản phẩm. Chiêu thị bao gồm nhiều yếu tố như : Quảng cáo, tổ chức bán hàng, quan hệ công chúng và xúc tiến bán hàng
Ví dụ về chiến lược marketing 4P của Coca Cola
Product (Sản phẩm)
Coca Cola là nhãn hiệu có danh mục đầu tư nhiều nhất trong ngành công nghiệp đồ uống với các sản phẩm được phân thành những loại khác nhau như: Dựa theo chế độ ăn uống, 100% nước ép trái cây, nước trái cây, nước, nước tăng lực, trà, cà phê,… Theo dữ liệu của Nielson, Coca Cola là thương hiệu số 1 trong thị trường nước giải khát, nước trái cây, và nước uống đóng chai trong năm 2010. Fanta, Maaza, Limca, sprite, Thums up, Minute Maid, Nimbu fresh hay Nested iced tea đều là những nhãn hiệu đồ uống của Coca Cola tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Price (Giá)
Nhờ vào sự đa dạng của của sản phẩm, giá bán của Coca Cola được điều chỉnh phù hợp theo từng phân khúc thị trường và địa lý đúng theo lý thuyết về khái niệm Marketing mix. Mỗi nhãn hàng của Coca Cola đều có một chiến lược giá khác nhau.Chiến lược này dựa trên việc định dạng đối thủ cạnh tranh, trong đó Pepsi chính là đối thủ trực tiếp lớn nhất của thương hiệu Coke. Thị trường đồ uống khá độc quyền (số lượng người bán rất ít), do đó các công ty sẽ ký với nhau một hợp đồng thỏa thuận để tạo được thế cân bằng về giá bán sản phẩm
Place (Phân phối)
Coca Cola là thương hiệu được yêu thích nhất và hầu như có sẵn ở khắp nơi trên thế giới. Các hệ thống phân phối của Coca Cola đều theo mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Mạng lưới phân phối đầy hiệu quả của Coke đã gần như xóa sổ những điểm bán nhỏ và trung bình trên thị trường. Ở Ấn Độ, Coca Cola đã “chinh phục” thị trường ở nông thôn bằng cách phân phối rộng rãi và làm mất dần đi thị phần của Bovonto, Kalimark….
Promotion (Xúc tiến thương mại)
Coca Cola ứng dụng thành công lý thuyết về khái niệm Marketing mix trong truyền thông qua các chiến dịch quảng cáo đa dạng đã tạo ra một nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, bằng cách kết hợp phong cách sống với hành vi ứng xử hằng ngày.
Coca Cola sử dụng trách nhiệm xã hội (CSR) của mình như một công cụ quảng cáo, đánh vào cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng. Ví dụ như chiến dịch “Support my school” của Coca Cola hợp tác cùng NDTV – một kênh truyền hình lớn ở Ấn Độ, với nhiều đại sứ thương hiệu nổi tiếng của Ấn Độ như Shahrukh khan, Hrithik Roshan, diễn viên miền Nam Ấn Độ Vijay, Trisha, Ghambir, Aamir khan… Nhờ có chiến dịch, các sản phẩm của Coca Cola đã được giảm giá nhiều hơn mức bình thường ở quốc gia này cùng một số đặc quyền khác về phân phối và quảng cáo.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được rõ hơn về khái niệm marketing mix là gì và cách vận dụng nó vào trong doanh nghiệp của mình. Đừng quên cập nhật những tin tức về Marketing mỗi ngày trên AgencyVN.