Chiến lược STP là gì? Vai trò của STP đối với doanh nghiệp

0
6617

Khách hàng hay người tiêu dùng luôn có những yêu cầu và nhu cầu khác nhau, chính vì vậy doanh nghiệp thông thường không thể đáp ứng được yêu cầu của toàn bộ khách hàng của họ. Chính vì thế, các doanh nghiệp thường lựa chọn cho mình phân khúc khách hàng để chăm sóc tốt nhất thông qua những chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Đó được biết đến là chiến lược STP. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược STP là gì qua bài viết sau đây.

Mục Lục

Chiến lược STP là gì

STP là từ viết tắt của Segmentation Targeting Positioning (Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm trên thị trường)

Chiến lược stp là gì

Segmentation (Phân khúc thị trường)

Thị trường là một nơi đa dạng với nhiều sản phẩm và khách hàng khác nhau, chính vì thế thông thường doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu cho tất cả mọi đối tượng. Các chuyên gia marketing đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp chia khách hàng ra những phân khúc khác nhau. Phân khúc nào đem lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ đánh thẳng vào phân khúc đó. Mỗi phân khúc khách hàng khác nhau thì doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược marketing phù hợp. Thông thường, phân khúc thị trường được phân chia như sau.

  • Phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng
  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học
  • Phân khúc thị trường theo tâm lý
  • Phân khúc thị trường theo địa lý

Việc phân chia khách hàng ra những phân khúc khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp phân bố hiệu quả nguồn lực để tập trung đầu tư để tăng lợi thế cạnh tranh.

Hiểu được tâm lý người dùng thì sẽ nhanh chóng chiếm được thị trường. Ví dụ OPPO là hãng điện thoại nổi tiếng, ngay từ khi mới đặt chân vào thị trường nhỏ như Việt Nam thì họ đã hiểu rằng phân khúc giá rẻ được người tiêu dùng ở đây quan tâm. Chính vì thế, họ đã cung cấp những sản phẩm cấu hình cao giá rẻ để phục vụ người tiêu dùng nơi đây.

Lựa chọn phân khúc thị trường

Chiến lược STP là gì : S – Segmentation

Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu)

Xác định được phân khúc thị trường để đầu tư thì sau đó doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu. Xác định thị trường mục tiêu bao gồm việc đánh giá sự hấp dẫn của mỗi phân khúc thị trường và chọn lựa một hay nhiều thị trường để thâm nhập. Doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường mục tiêu của mình hợp lý để đề ra các chiến lược marketing phù hợp với thị trường lựa chọn.

Doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh mẽ và dồi dào nhân lực thì hoàn toàn có thể lựa chọn thị trường Marketing đại trà (Mass Marketing) để phục vụ tối đa. Còn nếu doanh nghiệp còn nhỏ thì nên sử dụng hình thức marketing cá nhân (Individuals Marketing).

Một ví dụ về thị trường cà phê. Starbucks đánh vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao nên thường sẽ bố trí ở những khu trung tâm, khu phố lớn và ở những tòa nhà có những công ty lớn để gần hơn với khách hàng. Còn Gemini thì đánh vào phân khúc tầm trung nên sẽ bố trí cửa hàng ở những khu có thu nhập trung bình.

Lựa chọn thị trường mục tiêu

Chiến lược STP là gì :  T – Targeting

Positioning (Định vị sản phẩm trên thị trường)

Sau khi đã có thị trường phù hợp để thâm nhập thì để định vị sản phẩm trên thị trường buộc doanh nghiệp phải tạo ra điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và định vị trong tâm trí người tiêu dùng. Định vị thương hiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp đi đúng hướng hơn trong quá trình phát triển. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thông thường, định vị sản phẩm sẽ dựa vào những thuộc tính của sản phẩm như: Giá trị mà sản phẩm đem lại cho khách hàng; dựa vào đối tượng khách hàng; định vị so sánh

Định vị sản phẩm trên thị trường

Chiến lược STP là gì: P – Positioning

Vai trò của chiến lược STP là gì đối với doanh nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp không có quá nhiều sản phẩm độc đáo so với đối thủ thì nên xác định chiến lược STP cho riêng mình sẽ giúp đưa ra những chiến lược marketing chính xác để đáp ứng cho khách hàng một cách tốt nhất nhằm tạo thêm doanh thu cho công ty.

Kết Luận

Hiểu được khái niệm chiến lược STP là gì sẽ giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để đưa ra cho mình chiến lược STP hiệu quả để từ đó giúp tăng doanh số cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh với những đối thủ cùng ngành khác.

 

 

 

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here