Đặt tên thương hiệu và những lưu ý khi đặt tên thương hiệu

Hiện nay có hàng triệu tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam nói riêng, chính vì thế có hàng triệu thương hiệu khác nhau đang tồn tại. Chính vì thế, lựa chọn tên thương hiệu độc đáo, có sự thu hút với khách hàng là một vấn đề nan giải đối với những người đang le lói ý tưởng khởi nghiệp. Đặt tên thương hiệu là bước đi đầu tiên, nhưng cũng là bước đi quan trọng nhất để doanh nghiệp tiếp tục xây dựng thương hiệu trong tương lai.

Mục Lục

Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu

Một công ty, tổ chức, doanh nghiệp được cho là thành công khi khách hàng nhớ được nhận diện thương hiệu của họ. Bởi tên công ty, tổ chức, doanh nghiệp hay một thương hiệu là những thứ mà khách hàng sẽ nhớ tới mỗi khi họ nhớ lại những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã từng sử dụng. Vì vậy, Marketing thành công là làm cho khách hàng nhớ và biết tới thương hiệu của mình.

Những lưu ý khi đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu không chỉ là đặt một cái tên, đi cùng với nó có rất nhiều lưu ý, mà khi tuân theo doanh nghiệp của bạn sẽ có tiền đề tốt để phát triển thương hiệu đó.

Tên thương hiệu có thể bảo hộ được

Điều đầu tiên và cực kì quan trọng nhưng không phải ai cũng biết khi đặt tên dù đó là việc đặt tên thương hiệu doanh nghiệp hay đặt tên thương hiệu cá nhân. Tên thương hiệu đẹp cũng sẽ vô nghĩa nếu nó không thể được bảo hộ. Không bảo hộ được tên thương hiệu thì rất có thể sẽ bị nhái, điều đó rất có thể sẽ gây ra rủi ro cho doanh nghiệp sau này.

Quy tắc để tên thương hiệu được bảo hộ đó là có thể đánh vần được. Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp đã rất lớn nhưng không thể bảo hộ được tên thương hiệu của mình đơn giản vì nó không đánh vần được, ví dụ như FPT, ASV, HTVSite… chính vì thế, các doanh nghiệp này chỉ có cách bảo hộ bằng hình ảnh logo.

Tên thương hiệu có thể bảo hộ

Tên thương hiệu có thể bảo hộ được (Ảnh: Internet)

>> Xem thêm: Trademark là gì?

Tên miền phải có sẵn

Thông thường các tên miền của doanh nghiệp thường được lấy theo thương hiệu. Sau khi tên miền theo tên thương hiệu của bạn có sẵn thì bước tiếp theo phải kiểm tra tên miền (.com) có còn hay không, nếu không thì bạn nên nghĩ đến việc đặt tên khác. Tên miền khác (.com) thì khách hàng nước ngoài sẽ không tìm được bạn. Nếu bạn chỉ muốn kinh doanh trong nước thì cũng có thể đặt tên miền (.vn) hoặc (.com.vn). Tuy nhiên, hãy tính toán lâu dài để doanh nghiệp của bạn phát triển.

Tên miền .com khi đặt tên thương hiệu

Tên miền .com phải có sẵn (Ảnh: Internet)

Tên thương hiệu phải đơn giản, dễ nhớ

Nếu muốn khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu của mình dễ dàng thì hãy đặt tên thương hiệu của bạn càng đơn giản, dễ nhớ thì càng tốt. Không ai muốn ghi nhớ 1 cụm từ dài và khó nhớ cả. Lời khuyên quan trọng giúp tên thương hiệu của bạn dễ nhớ đó là tên thương hiệu chỉ nên có hai âm tiết và bao gồm các nguyên âm (o,a,i,e). Các nguyên âm thường sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối hơn, dễ đọc và dễ nhớ hơn. Ví dụ: Audi, Apple, Honda…

Đặt tên thương hiệu không được mô tả địa danh, ngành nghề

Tên thương hiệu tuyệt đối không được mô tả địa danh, ngành nghề nếu không sẽ không bảo hộ được. Ví dụ (Sài gòn, Hà Nội, Build, Fashion, Site…).

Tên thương hiệu nên vô nghĩa hoặc không liên quan đến ngành nghề.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tiềm thức thích sự vô nghĩa và không liên quan, chính vì thế khi đặt tên thương hiệu nên lựa chọn tên càng không liên quan đến ngành nghề mình kinh doanh thì càng tốt. Có rất nhiều thương hiệu thành công nhờ áp dụng điều này. Ví dụ: Apple = quả táo (kinh doanh đồ công nghệ), Google, bing, yahoo là những trang công cụ tìm kiếm nhưng tên của nó lại vô nghĩa.

Tên thương hiệu không liên quan đến ngành nghề

Kết Luận

Dù những điều trên chỉ là nguyên tắc và lưu ý, tuy nhiên nếu bất cứ doanh nghiệp nào áp dụng những nguyên tắc đó để đặt tên thương hiệu, thì chắc chắn hiệu quả mang lại của nó là vô cùng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù cho đã có một tên thương hiệu hội tụ những điều trên, thì trước tiên phải có được sản phẩm tốt, sản phẩm mạnh, sản phẩm phù hợp, mang lại giá trị cho người tiêu dùng. Chúc các bạn thành công.

 

4.5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *