Đối với thương hiệu, việc lên một kế hoạch marketing là cần thiết và đó chính là bước đệm ảnh hưởng chủ yếu tới kết quả hoạt động marketing của công ty. Để lên một kế hoạch marketing cần khá nhiều chất xám và bao gồm nhiều bước. Hôm nay mình xin chia sẻ một kế hoạch marketing mẫu, đây là cách dễ dàng hơn rất nhiều và phù hợp với mọi loại hình kinh doanh cũng như công ty. Sẽ có những yếu tố của kế hoạch marketing mẫu này mà bạn cảm thấy cần không phù hợp hoặc thay đổi, thế nhưng mẫu này là tiêu chuẩn và đầy đủ nhất khi lên một marketing plan.
Mục Lục
Chuẩn bị thông tin tổng quan về công ty
Trước khi làm bất cứ cái gì, thương hiệu cũng cần phải hiểu về mình và có những thông tin tổng quan như là thông tin doanh nghiệp, định hướng trong tương lai, tình hình tài chính của thương hiệu trong những năm qua. Từ đó mới đề ra được một kế hoạch marketing từ kế hoạch marketing mẫu phù hợp nhất.
Thông tin doanh nghiệp
Đây là phần liên quan toàn bộ tới những yếu tố internal (nội bộ) của công ty như về thương hiệu, các sản phẩm, tầm nhìn và mục tiêu.
Trước hết trong phần này, bạn cần chuẩn bị những thông tin nền về thương hiệu
- Tên thương hiệu
- Ngành
- Cấu trúc doanh nghiệp
- Địa điểm
- Độ tuổi của thương hiệu
- Danh sách sản phẩm/dịch vụ
- …
Đây là những thông tin chung nhất mà mọi công ty cần brief lại. Tùy vào từng tính chất của doanh nghiệp mà bạn có thể điều chỉnh một company background (thông tin nền) sao cho hợp lý.
Công ty cũng cần lên định hướng cho thương hiệu mình, những mục tiêu chiến lược và tầm nhìn sẽ là kim chỉ nam cho các hoạt động marketing cũng như để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch.
Để định hướng thương hiệu chính xác và hiệu quả hơn, sử dụng phân tích SWOT luôn là sự lựa chọn hữu hiệu.
Ma trận SWOT bao gồm Strengths (điểm mạnh), Weaknessess (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) là những yếu tố đánh giá về tổ chức, doanh nghiệp và thậm chí là với một sản phẩm riêng biệt của thương hiệu. Strengths và Weaknesses là những yếu tố nội bộ của công ty, trong khi đó Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài tác động vào thương hiệu, sản phẩm. Có rất nhiều người khi làm marketing bị nhầm lần về 4 khái niệm này.
Sau SWOT, thương hiệu cần phân tích về sản phẩm bán ra. Hàng hóa của bạn là sản phẩm hay dịch vụ, sản phẩm đó có tác dụng gì và hướng tới đối tượng nào. USP (unique selling point) hay điểm khác biệt mà sản phẩm của bạn tạo ra so với các sản phẩm của đối thủ. Đó có thể là việc định vị sản phẩm, đánh giá nhu cầu, chiến lược về giá và cả tiềm năng phát triển của dòng sản phẩm.
Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty liên quan đến định hướng dài hạn
Trong khi đó mục tiêu đề ra sẽ có cả chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn. Mỗi chiến lược sẽ mở ra các hoạt động có liên quan để phục vụ cho mục đích của thương hiệu và theo tầm nhìn của người lãnh đạo.
Phân tích thị trường
Khi thực hiện việc phân tích thị trường, mục đích chung đều là tìm ra được thị trường mục tiêu, thị trường ngách và những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên tùy vào mỗi ngành nghề, cách thu thập thông tin lại khác nhau. Có hai phương pháp chính khi đi khảo sát đó là primary research (nghiên cứu sơ cấp) và secondary research (nghiên cứu thứ cấp).
Nghiên cứu sơ cấp: đây là biện pháp khảo sát thị trường thu thập nguồn thông tin hoàn toàn mới, phù hợp với những ngành nghề mới nơi mà lượng thông tin thị trường chưa dồi dào, hoặc cho các thương hiệu muốn các thông tin số liệu đặc biệt phục vụ cho riêng công ty.
Ví dụ: thương hiệu Pepsi có thể sử dụng nghiên cứu sơ cấp để khảo sát mức độ ưa thích của người dùng về sản phẩm của mình.
Nghiên cứu thứ cấp: biện pháp này thường được các thương hiệu ưa chuộng hơn nghiên cứu sơ cấp vì mất ít thời gian và chi phí hơn. Nghiên cứu thứ cấp dựa trên nguồn thông tin đã có sẵn, được cung cấp từ các nguồn có tin cậy hoặc được công bố từ các tổ chức, thương hiệu khác. Đổi lại, nguồn thông tin thu được sẽ khá khách quan, không dành riêng cho thương hiệu nào, đôi khi sẽ không phù hợp khi sử dụng cho một thương hiệu khác.
Các thương hiệu có thể cân nhắc sử dụng một trong hai phương pháp khảo sát. Nhưng thông thường họ sẽ sử dụng cả hai phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất và để thu được nguồn thông tin đúng nhất.
Sau khi thu thập đủ lượng thông tin có được từ việc khảo sát thị trường, thương hiệu có thể bắt đầu tạo phễu bán hàng của dòng sản phẩm. Xác định được những xu hướng tiêu dùng của khách hàng, những yếu tố về địa lý,… từ khảo sát sẽ giúp thương hiệu phân chia phân khúc khách hàng, tìm được khách hàng mục tiêu và đưa ra những chiến lược phù hợp lôi kéo người dùng.
Kế hoạch marketing mẫu về tài chính
Đối với một marketing plan, kế hoạch marketing mẫu về tài chính không cần phải quá chi tiết, chỉ cần phân bổ quỹ dành cho market với từng hoạt động và chiến dịch, lên lịch trình chạy truyền thông còn những chí chi tiết sẽ được phân tích và điều chỉnh ở những bảng chiến lược marketing (marketing strategy) cụ thể.
Bạn có thể tải tài liệu đầy đủ ở đây.