Làm sao để phác họa chân dung khách hàng mục tiêu?

Marketing hoạt động bắt đầu bằng việc bạn hiểu khách hàng của mình như thế nào. Bạn càng hiểu biết rõ về đối tượng, bạn càng nắm bắt được thị trường mục tiêu.

Đầu tiên, để bạn có thể phác họa chân dung khách hàng mục tiêu, hãy cùng tìm hiểu khách hàng mục tiêu là gì.

Mục Lục

Khách hàng mục tiêu là ai?

Chân dung khách hàng mục tiêu (Nguồn: Internet)

Khách hàng mục tiệu còn có thể gọi là thị trường mục tiêu. Là đối tượng mà có nhu cầu và có thể chi trả cho những sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ dành tất cả hoạt động marketing, dịch vụ, bán sản phẩm đến đối tượng đó. Khách hàng mục tiêu bao gồm cả những khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại.

Mỗi sản phẩm và dịch vụ đều chia nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, công việc của bạn là phải chia rõ các nhóm khách hàng đó dựa trên 2 tiêu chí sau:

  • Nhân khẩu học: tuổi, giới tính, nơi ở, nghề nghiệp, mức thu nhập, tình trạng quan hệ,…
  • Tâm lý học: họ thích ăn gì, hay đi chơi ở đâu, họ cần thiết những vấn đề gì trong cuộc sống, họ quan tâm đến vấn đề gì nhất,…

Cách phác họa chân dung khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu của bạn là người như thế nào?

Đây là điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất trong việc phác họa chân dung khách hàng của bạn. Bạn cần phải đưa ra một sơ đồ và trả lời được những câu hỏi:

  • Khách hàng của bạn là ai
  • Điều gì khiến họ trở thành khách hàng của bạn
  • Hành vi mua hàng
  • Ưu tiên của họ là gì trong cuộc sống
  • Sở thích của họ là gì

Bạn cần đưa ra những điều mà khách hàng quan tâm đầu tiên. Đưa ra những người có sức ảnh hưởng tới nhóm khách hàng của bạn.

Chỉ với những vấn đề trên đã giúp bạn rất nhiều trong việc phác họa chân dung khách hàng. Giúp bạn đưa ra chiến thuật tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Kênh mạng xã hội

Mỗi nhóm khách hàng đều sử dụng những kênh mạng xã hội, và có những sở thích khác nhau. Nắm bắt rõ được vấn đề này giúp bạn biết được nên truyền thông trên kênh nào để có thể tiếp cận khách hàng.

Từ kênh mạng xã hội có thể nắm bắt được nhu cầu, sự quan tâm của người tiêu dung là gì .

Ví dụ: có những nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng zalo hơn facebook. Vậy khi bạn vẫn giữ suy nghĩ Facebook luôn là nơi để bạn tiếp cận khách hàng tốt nhất, thì tất cả thông điệp quảng cáo sản phẩm đã không tiếp cận được với khách hàng.

Và đây cũng chính là cách giúp bạn phân bổ chi tiêu hợp lý dành cho các kênh để đạt được hiệu quả cao nhất khi phác họa xong chân dung khách hàng.

Đặt mình vào cuộc sống của khách hàng

Nhóm khách hàng của bạn luôn có những cuộc sống kiểu mẫu khác nhau. Khi đặt mình vào cuộc sống của khách hàng, bạn hiểu được suy nghĩ và nhận thức của khách hàng. Suy nghĩ của khách hàng về các sản phẩm như thế nào, nhận thức thương hiệu doanh nghiệp ra sao.

Thói quen hàng ngày trong cuộc sống của khách hàng là gì? Tại sao điều đó lại trở thành thói quen? Phân tích thói quen để đưa ra kế hoạch tiếp cận với khách dựa trên các vấn đề đó.

Quan trọng hơn đó là vấn đề quan tâm nhất trong cuộc sống, và những khó khăn. Mỗi nhóm khách hàng có những mối quan tâm khác nhau trong cuộc sống.

Ví dụ: nhóm khách hàng: từ 25 – 35 tuổi, thu nhập ổn định, có con cái, nghề nghiệp: nhân viên công sở, thu nhập từ 15 triệu – 30 triệu. Là nhóm khách hàng quan tâm đến chất lượng sống của gia đình, quá trình học tập của con cái. Nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh về bất động sản hay dịch vụ học tập thì với những vấn đề quan tâm đặt lên hàng đầu này. Sản phẩm của bạn sẽ trở nên ưu thế hơn hẳn với các sản phẩm và dịch khác.

Touchpoints

Touchpoints là những điểm chạm đến cảm xúc nhất của khách hàng. Tìm ra được điểm này rất khó vì mỗi khách hàng sẽ có những touchpoints khác nhau. Nhưng khi bạn tìm được touchpoints đến 1 nhóm khách hàng mục tiêu thì sẽ là một sự thành công lớn giúp bạn tiếp thị sản phẩm đến khách hàng.

Đây là điểm cuối để phác họa chân dung khách hàng của bạn hoàn thiện. Vì thế Touchpoints này chính là thứ cốt lõi của tất cả các bước trên đúc kết lại. Đó là vấn đề quan tâm nhất, cảm xúc nhiều nhất, thói quen, mạng xã hội và người ảnh hưởng.

Ví dụ: với nhóm đối tượng nữ, từ 22 tuổi đến 29 tuổi, nghề nghiệp: nhân viên văn phòng, chưa có gia đình, vấn đề quan tâm đến nhất là gia đình, sự nghiệp và sắc đẹp (bố mẹ, anh chị em) , thói quen thường xuyên sử dụng facebook với khung thời gian nhất định, người ảnh hưởng là những người thường xuyên theo dõi trên facebook như beauty vlogger, người nổi tiếng trong ngành nghề,… Vậy touchpoints bạn có thể tìm ở đây, có thể ảnh hưởng đến nhóm khách hàng: tình cảm gia đình, thành công và thất bại,….Sử dụng người ảnh hưởng sẽ càng tác động đến nhóm khách hàng tốt hơn.

Trên đây là hướng dẫn cách bạn phác họa chân dung khách hàng mục tiêu. Khách hàng chính là chìa khóa cho mọi hoạt động tiếp thị của bạn. Khi bạn càng hiểu khách hàng, chân dung khách hàng của bạn càng rõ nét, hoạt động marketing của bạn sẽ càng thành công.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *