10 điều nên và không nên khi tiếp thị qua điện thoại

Tiếp thị qua điện thoại (hay telemarketing) là một trong những công việc có nhiều khó khăn và thách thức nhất. Không giống như telesale là gọi điện để thuyết phục người nghe mua hàng, telemarketing cung cấp thông tin cho khách hàng, khiến khách hàng hứng thú và tò mò muốn tìm hiểu về sản phẩm từ đó cung cấp cho họ phương tiện để chủ động tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ đó. Sử dụng điện thoại để liên lạc với nhiều khách hàng, như telesales, rất mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên việc tối ưu công việc tốt có thể khiến công việc này không còn khó khăn nữa và dễ dàng quản lý. Dưới đây là những điều mà một người làm tiếp thị qua điện thoại nên và không nên khi làm việc.

Mục Lục

Những điều nên làm khi marketing qua điện thoại

  1. Để ý tới thời gian gọi điện

Không một ai muốn bị làm phiền khi họ chuẩn bị đi ngủ hay mới thức dậy cả. Với mỗi người thì thời gian biểu là khác nhau. Có những người làm việc vào giờ hành chính, tuy nhiên cũng có những người lại làm việc vào lúc mà phần đa người ta nghỉ ngơi. Đối với những khách hàng mới, khó mà có thể biết được thời điểm nào là tốt nhất để gọi cho họ. Tuy nhiên với những khách hàng tiềm năng cần tránh việc làm phiền họ những lúc không cần thiết, dù rằng như đã nói ở trên, rất khó để gọi cho những người làm việc ngoài giờ hành chính.

2. Lịch sự và chuyên nghiệp

Lịch sự với khách hàng là một yếu tố phải có để thành công khi tiếp thị qua điện thoại
Lịch sự với khách hàng là một yếu tố phải có để thành công khi tiếp thị qua điện thoại (Ảnh: Internet)

Bạn nên bắt đầu gọi vào thời điểm mà khách hàng cảm thấy thoải mái nhất rồi bắt đầu một lời chào, không quên việc giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Nếu như họ bỗng nổi giận và có những lời lẽ không hay, đừng bận tâm vì có thể lý do khiến họ thấy không vui không phải là do bạn. Hãy thể hiện một thái độ nhã nhặn và nếu họ cảm thấy khó chịu, hãy xin phép được gọi lại cho họ vào một lúc khác. Giọng nói là điểm mạnh của người làm marketing qua điện thoại, hãy điều chỉnh giọng phù hợp với tâm trạng của người nghe và ngữ cảnh, đôi lúc có thể thể hiện cảm xúc một chút để kéo gần khoảng cách với khách hàng.

3. Bám theo một kịch bản mà bạn cảm thấy quen nhất

Bạn cần đi thẳng vào trọng tâm vấn đề để tránh việc làm tốn thời gian của cả hai bên và khiến người nghe thấy nhàm chán. Đưa ra thời gian mà bạn xin của họ để giới thiệu về sản phẩm và một vài lý do để họ tiếp tục lắng nghe.

4. Tập nói trước khi gọi điện

tập nói trước khi tiếp thị qua điện thoại
Tập nói trước khi tiếp thị qua điện thoại (Ảnh: Internet)

Bạn cần phải giữ một tâm lý hoàn toàn thoải mái để chắc rằng kịch bản nói lưu loát. Bạn có thể thực hành cùng với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp để làm quen và được họ góp ý để bài nói tốt hơn.

5. Chắc chắn rằng mình gọi đúng người

Bạn sẽ không bao giờ có thể khiến một người không có nhu cầu sử dụng mua sản phẩm của bạn, dù rằng bạn có là một nhà tiếp thị qua điện thoại giỏi đến đâu, kịch bản có hấp dẫn người nghe đến mức nào. Việc gọi điện cho sai người vừa khiến bạn không biến người nghe thành khác hàng được, vừa tốn thời gian của chính bạn.

Những điều mà một nhà tiếp thị qua điện thoại không nên làm

  1. Đừng cảm thấy chán nản dễ dàng

Telemarketing cũng giống như telesale vậy, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ người nghe sẽ quyết định mua sản phẩm, nếu như suốt quá trình gọi điện khách hàng cảm thấy hài lòng thì một sự cố nhỏ cũng có thể làm phật ý họ và khiến họ không muốn tìm hiểu về sản phẩm nữa.

Tránh để khách hàng cảm thấy mệt mỏi với những lần tiếp thị qua điện thoại của bạn (Ảnh: Internet)

2. Không để người nghe làm chủ cuộc hội thoại

Bạn là một chuyên gia và có hiểu biết rõ về sản phẩm, hãy luôn ở thế chủ động và cung cấp cho khách hàng thông tin, đừng chỉ đợi đến khi họ có thắc mắc. Đôi khi bạn cũng sẽ gặp phải những trường hợp khách hàng không muốn mua sản phẩm mà chỉ muốn làm khó bạn. Đối với những trường hợp này bạn nên tìm cách kết thúc cuộc hội thoại một cách nhã nhặn để khỏi tốn thời gian.

3. Không được ngừng luyện tập và bổ sung

Sản phẩm của thương hiệu sẽ luôn đổi mới hoặc chính bạn cũng cần có những thông tin mới để tiếp tục làm tiếp thị với khách hàng. Vì vậy bạn nên đánh giá định kỳ kịch bản nói của mình cùng với thông tin sản phẩm để có thể tìm ra cách tốt hơn hấp dẫn người nghe và khiến họ thích thú với thương hiệu.

4. Theo sát những người bạn đã gọi

Nếu như danh sách gọi điện của bạn đã hoàn thành, hãy kiểm tra lại lần nữa để xem những trường hợp mà bạn chưa thể tiếp thị thành công tới họ. Đôi khi không phải vì họ không hứng thú với sản phẩm mà do thời điểm trước bạn gọi chưa phù hợp mà thôi.

5. Đừng tự tin thái quá

Nếu như bạn có một ngày làm việc hiệu quả và thậm chí vượt qua chỉ tiêu, đừng quá hài lòng với bản thân vì những ngày tới rất có thể bạn sẽ không làm được gì. Tự tin là một điều cần thiết đối với công việc này, thế nhưng tự tin thái quá sẽ khiến bạn sớm thất bại và ảnh hưởng đến tâm lý khi làm việc.

Không phủ nhận việc không có một ai thích nghe điện thoại nhưng với việc áp dụng những điều nên và cần tránh ở trên, bạn có thể tiếp thị qua điện thoại thành công kể cả với những người không thích gọi điện và có thái độ bất lịch sự. Học hỏi từ những đồng nghiệp để không ngừng hoàn thiện bản thân, coi mình như là khách hàng và thấu hiểu những điều khách hàng muốn và rồi bạn sẽ đạt được thành quả như ý.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *