Trong Marketing, khái niệm của vòng đời sản phẩm là gì đóng vai trò quan trọng, giúp xác định được hoạt động tiếp thị tiếp theo dựa trên cách nhận biết 4 giai đoạn vòng đời sản phẩm.
Mục Lục
Vòng đời sản phẩm là gì?
Vòng đời sản phẩm (tên tiếng anh: Product Life Cycle) là quy trình của sản phẩm, từ khi lên ý tưởng đến khi biến mất khỏi thị trường. Một sản phẩm không nhất thiết phải đầy đủ các giai đoạn. Vòng đời của sản phẩm có thể kéo dài và phát triển dài hạn.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vòng đời sản phẩm
Nghiên cứu vòng đời sản phẩm rất quan trọng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cách nhìn nhận cụ thể về sản phẩm của mình để có được những chiến lược quảng cáo, kinh doanh hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể hiểu rõ được quá trình, chu kì của sản phẩm để điều tiết chi phí, nhân lực cho từng giai đoạn sản phẩm một cách thích hợp. Ngoài ra, nó còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng kịp thời các kế hoạch tài chính để chủ động điều hành, phân bổ và tận dụng được thời cơ thuận lợi.
Định vị sản phẩm là gì? Những hình thức định vị sản phẩm
Cách nhận biết giai đoạn của vòng đời sản phẩm
Như đã tìm hiểu vòng đời sản phẩm là gì sẽ thấy cũng giống như vòng đời của một con người vậy. Nó sẽ được chia ra làm các giai đoạn khác nhau như: được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, và chết. Tại giai đoạn cuối cùng, sản phẩm sẽ bị “đá” ra khỏi thị trường bởi các sản phẩm khác. Dưới đây đã chia ra 4 giai đoạn vòng đời sản phẩm:
- Giới thiệu
- Phát triển
- Chín muồi
- Suy thoái
Giai đoạn 1: Giới thiệu
Đây là giai đoạn sản phẩm mới được đưa ra trên thị trường. Và cũng là giai đoạn nguy hiểm, nhiều rủi ro nhất. Dù bạn khảo sát thị trường liên tục, nhưng đến khi sản phẩm mới ra thị trường, bạn cũng sẽ không bao giờ có thể dự đoán được thái độ của khách hàng đối với sản phẩm mới. Đã có nhiều thất bại trong quá khứ, khiến cho các doanh nghiệp luôn cẩn trọng trong thời gian ra mắt sản phẩm. Độ dài giai đoạn này của mỗi sản phẩm sẽ khác nhau.
Đặc điểm của giai đoạn này, đó là khá nhạy bén đối với các sản phẩm công nghệ. Trong thời gian đầu khởi chạy thể hiện rõ được thị trường có tiếp nhận sản phẩm hay không. Còn đối với các sản phẩm khác, sẽ phải cần sự nhận biết của thị trường. Do đó sẽ mất thời gian nhiều hơn.
Một số các đặc điểm khác trong giai đoạn vòng đời của sản phẩm này.
- Đầu tư nhiều, lợi nhuận thấp
- Ít cạnh tranh
- Doanh nghiệp cần cố gắng tạo ra sự chấp nhận và đạt được hoạt động phân phối
- Công ty cần tạo nhiều chương trình khuyến mãi target đến khách hàng để tăng sự nhận thức và nhu cầu về sản phẩm
- Tập trung đến truyền thông và quảng cáo qua các kênh để tăng sự uy tín của sản phẩm.
Giai đoạn 2: Phát triển
Khi qua được giai đoạn 1 – giai đoạn giới thiệu, sản phẩm sẽ bắt đầu mang lại lợi tức đầu tư và có được những cơ hội đầu tư. Khách hàng và các kênh phân phối của bạn bắt đầu có phản hồi. Có nhu cầu tốt hơn trên thị trường, và sản phẩm bắt đầu hiển thị lợi nhuận.
Đây là giai đoạn bắt đầu gia tăng cạnh tranh, vì khi sản phẩm mới bước vào thị trường tạo ra lợi nhuận sẽ xuất hiện các đối thủ khác. Tại giai đoạn này, bất kỳ một lỗi hoạt động marketing nào được thực hiện đều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản phẩm. Vì vậy, mọi hoạt động tiếp thị đều phải đặc biệt cẩn thận để không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo được sản phẩm có thể tiếp tục tăng trưởng cao và nhanh hơn.
Đặc điểm chính trong giai đoạn tăng trưởng
- Sản phẩm được ra mắt thành công
- Nhu cầu tăng
- Tăng phân phối
- Cạnh tranh cao
- Công ty nên bắt đầu giới thiệu các sản phẩm phụ và dịch vụ hộ trợ
- Tạo được doanh thu và ROI tốt hơn
Giai đoạn 3: Chín muồi
Vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này đó là trùng lặp cùng với sự cạnh tranh cao, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ này với các tính năng trùng lặp với sản phẩm
Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong môi trường công nghệ ở giai đoạn này đó là trùng lặp. Sẽ có những sản phẩm phát sinh với các tính năng và khả năng tương tự. Làm cho USP của sản phẩm sẽ giảm đi đáng kể
Cùng với sự cạnh tranh về tính năng, giá cả cũng sẽ trở thành vũ khí lớn cho các đối thủ. Xuất hiện tại thị trường muộn hơn, nhưng với các tính năng tương tự và giá cả thấp hơn sẽ làm mất hết các ưu thế của doanh nghiệp.
Tại giai đoạn chin muồi, mức độ tăng trưởng doanh thu sẽ ít hơn so với giai đoạn trưởng thành. Và thêm một số đặc điểm chính khác:
- Cạnh tranh cao nhất
- Ít tiềm năng tăng trưởng cho sản phẩm
- Doanh thu giảm
- Công ty cần cố gắng duy trì thị phần và mở rộng vòng đời sản phẩm
- Cố gắng chuyển đối khách hàng mua sản phẩm trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu
Giai đoạn 4: Suy thoái
1 sản phẩm, 10 đối thủ, lợi nhuận giảm, doanh thu giảm, tài nguyên, nhân lực mất nhiều – Một kịch bản điển hình thể hiện giai đoạn cuối của sản phẩm đó. Và đây sẽ là thời điểm thuận lợi để sản phẩm có thể rút khỏi thị trường. Doanh nghiệp cũng có thể nhân cơ hội này để sử dụng nguồn lực chi tiêu cho một sản phẩm đang trong thời gian suy thoái sang một dự án khác.
Đặc điểm của giai đoạn suy thoái
- Thị trường bão hòa
- Giảm doanh thu và lợi nhuận
- Các nguồn tài nguyên và nhân lực chết dần vì sản phẩm và tình trạng suy thoái
- Chỉ có 3 lựa chọn với công ty
- Định vị lại hoặc thêm tính năng cho sản phẩm để kéo dài vòng đời sản phẩm
- Duy trì sản phẩm như hiện tại và giảm chi phí để có được lợi nhuận tối đa cho đến khi sản phẩm có thể tạo ra lợi nhuận
- Đưa sản phẩm ra khỏi thị trường
6 bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả
Chiến lược kéo dài vòng đời sản phẩm
Sau khi vòng đời sản phẩm, biết các giai đoạn của sản phẩm. Vậy, làm sao để kéo dài vòng đời sản phẩm?
Chiến lược ưu đãi, khuyến mãi
Khi các sản phẩm đã hot, các hãng thường tung ra các đợt khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Để áp dụng chiến lược này hiệu quả, sản phẩm thường là những mặt hàng có vòng đời ngắn như: điện thoại thông minh, thời trang, túi xách… Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ví dụ thực tế như vòng đời sản phẩm của Apple .
Phát triển sản phẩm
Đây chính là mấu chốt để kéo dài vòng đời của sản phẩm. Chúng ta có thể thấy ví dụ vòng đời của 1 sản phẩm là mì Hảo Hảo của Vina Acecook xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm và luôn chiếm được niềm tin từ khách hàng. Hảo Hảo đã không ngừng phát triển, cải tiến thêm nhiều hương vị, hình dạng mới mà mức giá vẫn phù hợp với thu nhập của mọi người Việt.
Ngoài ra, có thể bắt gặp nhiều quá trình phát triển về sản phẩm thông qua các quảng cáo, truyền hình, mạng xã hội. Muốn phát triển tốt đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ, sáng tạo…Phát triển sản phẩm không chỉ thu hút khách hàng mà còn giữ chân khách hàng cũ.
Quảng cáo
Nhờ cách xác định từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể đưa ra được những chiến lược phù hợp. Với những sản phẩm ở giai đoạn 3,4 các chiến dịch marketing cần phải thực hiện hiệu quả nếu không muốn kết thúc vòng đời sản phẩm. Hiện nay, các doanh nghiệp đều áp dụng marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên số, khách hàng cũng rất nhạy bén.
Bên cạnh các quảng cáo truyền thống như: truyền hình, poster, OOH thì mạng xã hội cũng là kênh bán hàng vô cùng hiệu quả. Doanh nghiệp có tận dụng các kênh bán hàng miễn phí để thu được hiệu quả cao. Bạn thường gặp mỗi ngày các mẩu quảng cáo, tin tức khi sử dụng mạng xã hội.
Đổi mới thị trường
Ví dụ vòng đời của 1 sản phẩm là tập đoàn Viettel đến năm 2016 đã có 9 thị trường mới như: Lào, Đông Timor, Halti…đạt 26 triệu khách hàng. Như vậy, tổng số khách hàng đã lên tới 90 triệu đưa Viettel vào top 30 tập đoàn viễn thông có nhiều khách hàng nhất Việt Nam. Việc mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp duy trì mức độ tăng trưởng, kéo dài vòng đời của sản phẩm
Kết luận:
Trên đây là những thông tin về vòng đời sản phẩm là gì mà doanh nghiệp cần nắm được. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vòng đời sản phẩm ra sao? Hy vọng qua cách nhận biết 4 giai đoạn vòng đời sản phẩm từ đó doanh nghiệp bạn sẽ có cái nhìn thích hợp cho chiến dịch marketing tiếp theo