Marketing là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và tùy từng thương hiệu sẽ sử dụng các mô hình khác nhau để phục vụ mục đích truyền thông của mình nhưng nhìn chung thì vẫn là để hiểu tâm lý khách hàng và từ đó đề ra chiến lược phù hợp. Bài viết sẽ giải thích định nghĩa marketing qua nhiều khía cạnh và điểm nhìn, hiểu hơn về một số phương thức phổ biến nhất.
Mục Lục
Định nghĩa marketing là gì?
Marketing có thể nói là một ngành không thể thiếu trong lĩnh vực kinh tế và vị trí marketing cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Và theo như cha đẻ của ngành Marketing – Philip Kotler, định nghĩa Marketing là một môn khoa học và nghệ thuật với mục đích nhằm mục đích khám phá, sáng tạo và phân phối các giá trị để thỏa mãn các nhu cầu đối với thị trường mục tiêu và sau cùng là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khái niệm về Marketing theo các chuyên gia
“Marketing là mọi thứ” – Regis McKenna
Theo luận điểm của ông, định nghĩa marketing được nhấn mạnh là phải làm nhiều việc hơn là chỉ xoay quanh sản phẩm, giá cả, khuyến mãi, phân phối mà kể cả trong quá trình thanh toán, trả lời điện thoại, tốc độ giải quyết các vấn đề cũng nằm trong những yếu tố tạo nên thành công của marketing.
“Marketing còn hơn cả việc bán hàng, nó không phải chỉ dừng lại ở một số hoạt động cụ thể. Marketing là kim chỉ nam của cả một doanh nghiệp. Nó là cách mà thương hiệu nhìn thấy được kết quả sau cùng từ góc nhìn của khách hàng.” – Peter Drucker
Cũng như ý trên, Peter Drucker coi marketing là tất cả, là trọng tâm của một thương hiệu. Ông còn cung cấp các luận điểm để chứng minh rằng sử dụng marketing sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả, mức độ thành công hay thất bại của thương hiệu.
“Marketing là bất kỳ một phương thức liên lạc nào mà doanh nghiệp của bạn sử dụng để tạo liên kết với một người không thuộc doanh nghiệp. Đinh nghĩa marketing là nghệ thuật giúp thay đổi suy nghĩ của mọi người theo mục đích của nhà truyền thông. Marketing là cơ hội để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, để hợp tác với các doanh nghiệp khác trong cộng đồng hoặc lĩnh vực và tạo tiền đề cho một mối quan hệ chất lượng, bền vững.” – Jay Conrad Levinson
Tựu chung lại, “Marketing là quá trình dự đoán, quản lý và thỏa mãn các nhu cầu của người dùng, thị trường về sản phẩm, dịch vụ và các ý tưởng” – Wharton School, Đại Học Pennsylvania
Các hình thái và dạng của Marketing
Làm việc trong môi trường Marketing đầy sáng tạo đã sinh ra nhiều khái niệm con của định nghĩa marketing. Đối với từng lĩnh vực ngách còn có những khái niệm chuyên ngành, đặc biệt cho marketing. Dưới đây là một số khái niệm phổ biến và được sử dụng nhiều nhất:
Content marketing: Công việc của người làm marketing nội dung là sử dụng blog, hình ảnh, video, tweet,… để truyền tải thông điệp truyền thông tới người dùng. Không nhất thiết phải là qua từ ngữ, câu văn, ngày nay content marketing được ứng dụng trong nhiều các phương thức khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ và tối đa hóa nội dung khi marketing.
TV marketing/TV advertising: Đây là phương thức truyền thông truyền thống giới thiệu thương hiệu bằng cách mua quảng cáo trong khung giờ nhất định. Ngày nay TV ads không còn được nhiều thương hiệu ưa chuộng nhưng đây vẫn là một phương thức truyền thông rất hiệu quả với một số doanh nghiệp.
Digital marketing: Đây là một phạm trù khá rộng, bao gồm tất cả những hình thái khác của marketing sử dụng công nghệ số, thường là thông qua Internet, điện thoại, quảng cáo hiển thị,… Trong thời buổi công nghệ 4.0 ra đời và phát triển rộng rãi, Digital Marketing là mảnh đất màu mỡ đang chờ đợi được khai phá.
Public Relation (PR): Nếu như các phương thức ở trên truyền tải thông điệp của thương hiệu thì nhiệm vụ PR là để giữ một hình ảnh đẹp đẽ của thương hiệu đó đối với cộng đồng. Việc không có PR trong một doanh nghiệp là hết sức nguy hiểm vì những tác động của đối thủ, cộng đồng và những yếu tố xấu bên ngoài. Nếu không giữ được hình ảnh của công ty thì thương hiệu cũng không thể tạo ra sự tín nhiệm và dù có đầu tư nhiều tiền vào quảng cáo hơn nữa thì vẫn khó để khẳng định lại vị trí của mình.
Affiliate marketing: một hình thức khá mới khi mà các marketer của nhiều thương hiệu liên kết lại với nhau để hợp tác tối ưu hiệu quả bán hàng. Một thương hiệu sẽ làm việc với bên thứ ba, có thể là influencer, đại lý hoặc thậm chí là thương hiệu khác để làm truyền thông và tạo lợi nhuận trên doanh số.
Marketing không có một khái niệm cụ thể. Bài viết đã chỉ ra định nghĩa marketing thông qua góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia qua đó giúp bạn tìm ra hướng đi đúng cho truyền thông của thương hiệu.
Đọc thêm: