Chiến lược marketing của Starbucks? Phân tích chiến lược marketing 4P

Marketing 4P là chiến lược marketing được sử dụng nhiều nhưng đến nay vẫn không hề lỗi thời. Trên thế giới hiện nay các thương hiệu lớn vẫn đang áp dụng chiến lược này và đạt được những thành tựu nhất định. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược marketing của starbucks để xem họ đã áp dụng như thế nào nhé.

Mục Lục

Tìm hiểu về thương hiệu Starbucks

Muốn phân tích chiến lược marketing của Starbucks thì trước hết phải hiểu rõ về starbucks trước.

Starbucks là chuỗi cửa hàng café hàng đầu trên thế giới  được thành lập năm 1971 tại Mỹ. Hiện nay Starbucks đã có hơn 17000 cửa hàng trên hơn 50 quốc gia trên thế giới. Năm 2013 starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điểm USP của Starbucks là cung cấp một địa điểm khác ngoài gia đình và cơ quan, cung cấp những sản phẩm đa dạng có chất lượng tốt nhất.

Tìm hiểu về thương hiệu Starbucks

Trước đây, Starbucks đã ra mắt một TVC có tên “Our Barista Promise: Love your beverage or let us know. We’ll always make it right” có nghĩa là nhân viên pha chế của chúng tôi luôn cố gắng làm hài lòng các bạn, nếu có vấn đề gì hãy cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ xử lý ngay. TVC này đã khẳng định vị thế của Starbucks với các chuỗi café khác

Theo thống kê về chỉ số trung thành thương hiệu thì Starbucks đứng thứ 2 với 95% chỉ sau Dunkin Donuts là 96%.

Starbucks làm thế nào để có được vị thế trong lòng khách hàng, câu trả lời ở chiến lược marketing của starbucks, chiến lược marketing 4P. Hãy cùng phân tích chiến lược này nhé.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của The Coffee House: Lối đi nào cho thương hiệu cà phê Việt

Chiến lược marketing của Starbucks

Product (Sản phẩm)

Starbucks đã luôn đổi mới sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các loại cà phê mà Starbucks cung cấp được chia làm những tiêu chí khác nhau để có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Các tiêu chí của starbucks

  • Loại hạt cà phê: Cà phê nguyên hạt, cà phê rang xay
  • Độ rang: Rang sơ, rang vừa, rang kỹ
  • Độ Caffeine: Café thường, café decaf
  • Mùi vị: Café có vị và Café không vị

Starbucks cũng đã tính toán và nhận thấy họ có thể thu hút khách hàng không yêu thích café, nhưng lại muốn trải nghiệm không gian starbucks. Từ đó Starbucks phát triển thêm những dòng sản phẩm khác như trà hoa quả, những sản phẩm khác theo mùa, sản phẩm có giới hạn…

Những sản phẩm của Starbucks thống nhất đến mức họ có thể sẵn sàng chấp nhận bỏ đi các sản phẩm hay dòng sản phẩm của họ nếu  những sản phẩm đó ảnh hưởng lớn tới các sản phẩm chủ chốt của họ. Starbucks đã từng loại bỏ dòng bánh sandwich của họ bán chỉ vì nó làm ảnh hưởng tới hương vị của café họ bán.

Chiến lược marketing của Starbucks về sản phẩm

Price (Giá cả)

Sản phẩm của Starbucks đều có giá cao hơn bình thường nhưng vẫn thu hút được số lượng người dùng trung thành. Starbucks đánh vào giá trị sản phẩm và thông tin đến khách hàng về sản phẩm của họ có chất lượng cao, qua những quy trình nghiêm ngặt nên sẽ không có giá rẻ. Starbucks tung ra những chiến thuật kinh doanh như chỉ với 1$ sẽ có ngay một cốc cà phê và không giới hạn số lần tiếp café. Khách hàng bị thu hút bởi khuyến mại đó và đã đến với starbucks. Ngoài ra Starbucks cũng có những combo tiết kiệm khác để thu hút những khách hàng lo lắng về giá sản phẩm.

Startbucks cho rằng, khách hàng sẽ không ngại khi bỏ chi phí để tận hưởng dịch vụ của các sản phẩm đồ uống cao cấp. Nhóm khách hàng đó luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm chứ không quan tâm đến giá cả. Starbucks đã tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách tăng giá một số đồ uống khác nhưng vẫn khôn khéo để khách hàng lựa chọn size to hơn. Chiến lược giá của starbucks đánh vào xu hướng hành vi người tiêu dùng, họ luôn nghĩ sản phẩm đắt tiền sẽ giá trị hơn.

Place (Phân phối)

Trong chiến lược marketing của starbucks thì họ đưa ra tầm nhìn là xây dựng mối quan hệ với khách hàng và cá nhân hóa khách hàng. Starbucks phân phối sản phẩm của mình tại các cửa hàng trực tuyến, qua các ứng dụng và qua những nhà bán lẻ.. Starbucks đã có mặt tại hơn 40.000 cửa hàng tạp hóa giúp họ trở thành người dẫn đầu trong thị trường café và đồ uống cao cấp.

chiến lược phân phối của starbucks
chiến lược phân phối của starbucks

Promotion (Truyền thông)

Starbucks đã sử dụng Starbucks Gift Card để thu hút khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ của họ. Những người này thường là bạn bè của khách hàng cũ nên họ đã khéo léo sử dụng khách hàng cũ để quảng cáo cho mình.

>> Xem thêm: Chiến lược marketing Highlands Coffee nào thành công tại Việt Nam?

Kết Luận

Chiến lược marketing của Starbucks là một ví dụ trong việc sử dụng marketing mix đạt hiệu quả tối đa. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức nhất định để phát triển chuỗi café của mình trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *