Chiến lược marketing của The Coffee House: Lối đi nào cho thương hiệu cà phê Việt

The Coffee House là thương hiệu cafe có xuất phát điểm đứng sau nhiều ông lớn trên thị trường. Với vị thế hiện tại trên thị trường đã chứng minh những chiến lược marketing của The Coffee House đã đúng đắn.

Mục Lục

Tổng quan về thương hiệu The Coffee House

Chuỗi cafe The Coffee House chính thức ra mắt vào năm 2014 với tốc độ phát triển nhanh chóng. Hiện chuỗng cửa hàng cafe The Coffee House đã có mặt tại 6 thành phố lớn trên toàn quốc như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hòa, Hải Phòng, Vũng Tàu). Trong vòng chưa đầy 4 năm, The Coffee House đã mở 100 cửa hàng trên khắp cả nước. Việt Nam có khoảng 100 triệu dân nhưng tính đến đầu năm 2019 The Coffee House đã phục vụ hơn 26 triệu lượt khách hàng.

Tổng quan về The Coffee House
Tổng quan về The Coffee House

Với mỗi cửa hàng, The Coffee House đã thiết kế theo những cách riêng dựa vào concept có sẵn để tạo ra không gian mang tính địa phương, gần gũi với khách hàng. The Coffee House đã sáp nhập bộ phận cafe của Cầu Đất Farm và vận hàng trang trại riêng ở Cầu Đất – dải đất vàng của hạt cafe Arabica nhằm cung cấp các sản phẩm cafe sạch và chất lượng.

Phân tích mô hình SWOT của The Coffee House

Điểm mạnh

Dù mới thành lập được 7 năm nhưng The Coffee House hiện là một trong những thương hiệu chiếm thị phần cafe lớn nhất cả nước. Trong năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của COVID – 19 nhưng doanh thu của hãng vẫn chiếm vị trí thứ 3 chỉ đứng sau Highlands và Phúc Long.

Trước khi tìm hiểu về chiến lược marketing của The Coffee House, thương hiệu đã sử dụng ma trận SWOT ra sao? The Coffee House đã xây dựng một thương hiệu lịch sự và thân thiện theo hướng đi của những thương hiệu hàng đầu toàn cầu hiện nay. Điều này đã giúp thương hiệu níu chân khách hàng và cả sự tận tụy của nhân sự.

Phần lớn, vị trí cửa hàng của The Coffee House đều ở vị trí đẹp nhất, thường là ở trung tâm thương mại hoặc vị trí đắc địa. Thương hiệu cũng từ đó có thể thu hút được lượng khách hàng lớn.

Điểm yếu

Xét riêng về top 5 thương hiệu cafe có doanh thu lớn nhất trong năm 2020, The Coffee House là thương hiệu lỗ nhiều thứ 2 sau Trung Nguyên Franchising.

Hệ thống cửa hàng đều tập trung ở thành phố nên chưa tiếp cận được đối tượng khách hàng ở vùng xa hơn. Bên cạnh đó, qua hình thức nhượng quyền cũng khiến thương hiệu quản lý khó khăn, kiểm soát từng cửa hàng hay đào tạo nhân viên.

Phân tích mô hình SWOT của The Coffee House

Cơ hội

Tiềm năng thị trường ở Việt Nam rất lớn theo ước tính thị trường cafe Việt Nam trị giá khoảng tầm 1 tỷ USD. Ngoài ra, xu hướng người dân Việt Nam cũng có thú vui ngồi quán cafe thưởng thức. Vì vậy, nếu biết nắm bắt thì đây là cơ hội tốt giúp thương hiệu phát triển.

Hiểu được văn hóa địa phương sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc đưa ra chiến lược về sản phẩm hay truyền thông phù hợp với thị hiếu hay phong tục nay đây.

The Coffee House có lợi thế hiểu văn hóa địa phương hơn các thương hiệu nước ngoài. Từ đó, họ có thể đưa ra sản phẩm phù hợp với thị trường của mình.

Thách thức

Xã hội phát triển, The Coffee House cũng từ đó chịu sự cạnh tranh cao từ các đối thủ trong và ngoài nước như: Starbucks, Trung Nguyên…

Đồ uống hiện có nhiều loại khác nhau, mọi người có rất nhiều lựa chọn khác như: trà sữa, trà chanh…

Chiến lược marketing Highlands Coffee nào thành công tại Việt Nam?

Chiến lược marketing của The Coffee House

The Coffee House là một trong những thương hiệu cafe nổi tiếng tại Việt Nam. Chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P của The Coffee House đã được thực hiện một cách hiệu quả.

Về sản phẩm (Product)

Sản phẩm được coi là cốt lõi của doanh nghiệp cần đáp ứng được những mong muốn của khách hàng. Về chiến lược phát triển sản phẩm của The Coffee House, có thể thấy thương hiệu này chia menu thành 2 phần rõ rệt là đồ ăn và đồ uống.

Với đồ uống, The Coffee House chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm 1: Cà phê gồm những sản phẩm như cà phê đen, cà phê sữa, bạc sỉu, latte…
Nhóm 2: Trà trái cây, trà sữa gồm các sản phẩm như trà đào cam xảm, trà hạt sen, hồng trà sữa
Nhóm 3: Đá xay gồm các sản phẩm như Cookie đá xay, Chocolate đá xay…

Chiến lược marketing của The Coffee House về sản phẩm

Dù menu rất đa dạng như có thể thấy sản phẩm chủ đạo của The Coffee House chính là Trà đào cam sả. Sản phẩm luôn được xuất hiện trong các chiến dịch quảng cáo, Trong dịp lễ tết, giáng sinh, The Coffee House luôn cho ra mắt những thực đơn uống theo mùa như: Dưa phú quý, latte táo lê quế…Khách hàng sẽ không cảm thấy nhàm chán với những món đồ uống quen thuộc.

Những món ăn chính ở The Coffee House là Bánh và Snack. Bánh là loại thực phẩm dễ gây khát nước nên khách hàng thường gọi bánh kèm nước. Mỗi quán cafe như một điểm dừng chân để thư giãn nên việc mở rộng danh mục sản phẩm là cần thiết để đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào.

Bên cạnh đó vào tháng 8 âm lịch hàng năm, mẫu bánh trung thu đươc The Coffee House truyền thông đến khách hàng như giúp thêm gợi ý về món quà cho người thân, bạn bè mình.

Các sản phẩm đóng gói như cà phê hòa tan, cà phê lon giúp khách hàng có thể có nhiều sự lựa chọn hơn hoặc có thể thưởng thức ngay tại nhà. Các mẫu bình nước bảo vệ môi trường cũng thu hút giới trẻ.

Về giá (Price)

Để có thể cạnh tranh được với các thương hiệu lớn khác, chiến lược marketing của The Coffee House cũng quan tâm đặc biệt đến chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường. Chiến lược marketing của the coffee house được doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng với một sản phẩm, dịch vụ mới bằng mức đưa ra giá thấp so với thị trường trong lần chào đón đầu tiên. Định giá xâm nhập thị trường dựa trên chiến lược sử dụng giá thấp ban đầu để thu hút nhiều khách hàng biết đến một sản phẩm mới.

Khoảng giá cho một đồ uống của The Coffee House rơi vào khoảng từ 20.000 – 65.000đ, với đa dạng sự lựa chọn từ những người thích dùng cafe cho đến những thực khách muốn chọn những món lạ, đổi mới đều có thể có mức giá làm hài lòng họ.

Về hệ thống phân phối (Place)

The Coffee House đã áp dụng mô hình kênh phân phối bán hàng trực tiếp. Các cửa hàng được đặt vị trí đẹp nhất, ở trung tâm thương mại hoặc vị trí đắc địa. Tính đến hiện tại, The Coffee House đã có hơn 170 cửa hàng phủ sóng 14 tỉnh thành lớn.

Các cửa hàng The Coffee House đều ở vị trí đắc địa

Bên cạnh đó, The Coffee House cũng hợp tác với các nền tảng như Shopeefood, Baemin để tiếp cận đến khách hàng nhiều nhất.

Về quảng cáo (Promotion)

Thương hiệu lựa chọn đặt khách hàng vào vị trí trung tâm và kể những câu chuyện xoay quanh họ. Thấu hiểu được khách hàng của the coffee house muốn gì và tiếp cận khách hàng của mình một cách gần gũi, dễ chịu.

The Coffee House đã xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp với các bước đi đúng đắn khi lựa chọn đặt khách hàng làm trung tâm và kể những câu chuyện xoay quanh họ. Thấu hiểu được khẩu vị khách hàng thế nào, muốn gì… The Coffee House tiếp cận khách hàng của mình một cách gần gũi, thân thiện. Đối tượng khách hàng mục tiêu được tận dụng, khai thác triệt để không quá ồn ào, đủ tinh tế, đủ sự hài lòng.

The Coffee House đã thành công trong việc truyền tải thương hiệu của mình thông qua phim ngắn, điển hình là phim ngắn Tết “Người Mẹ”. Với thông điệp “ Ở đâu có quan tâm chân thành ở đó có Tết” tiếp tục khẳng định sứ mệnh lâu dài mà The Coffee House theo đuổi từ trước đến nay – lan toả những yêu thương chân thành trong cuộc sống. Chiến dịch của The Coffee House đã cực kỳ thành công với gần 12 triệu lượt tiếp cận, hơn 6 triệu lượt xem và gần 120.000 lượt thảo luận trên mạng xã hội.

The Coffee House lthường xuyên có nhiều chương trình khuyến mại

The Coffee House là một thương hiệu thường xuyên chương trình khuyến mại như đưa ra các combo giảm 20%, thậm chí là 30-35%. Thương hiệu này cũng thường xuyên liên kết với các ứng dụng ví điện tử như Momo hay ShopeePay tung ra chương trình giảm 50% hoặc hoàn tiền.

Với việc sở hữu app đặt hàng riêng, chiến lược marketing của The Coffee House đã luôn có những ưu đãi dành riêng cho khách hàng đặt đồ ở đây như các mã khuyến mại giao hàng hay tự đến lấy đồ. Ngoài ra, những mini game như đoán tên đồ uống mới, cùng với phần quà hấp dẫn giúp thu hút một lượng lớn người biết tới chiến lược marketing dòng sản phẩm mới này.

Chiến lược marketing của Starbucks? Phân tích chiến lược marketing 4P

Kết luận:

Trong chiến lược marketing của The Coffee House hay khách hàng chính là những người trực tiếp sử dụng và trải nghiệm dịch vụ. Với những bước tiến mạnh mẽ tròng ma trận SWOT của The Coffee House chính là kết quả tất yếu của một quá trình thay đổi, hoàn thiện mình không ngừng.

2.9/5 - (29 bình chọn)

Thùy Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *