Chắc hẳn Highlands Coffee là cái tên không còn xa lạ với những tín đồ cà phê. Tuy nhiên bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao Highlands Coffee lại trở nên nổi tiếng như ngày nay chưa? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chiến lược marketing Highlands Coffee làm nên tên tuổi của chuỗi cửa hàng Highlands Coffee nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về Highlands Coffee
Highlands Coffee được ra đời vào năm 1999, bắt nguồn từ niềm đam mê với cà phê Việt và mong muốn giữ gìn di sản cà phê lâu đời của Việt Nam. Hơn 2 thập ky hình thành và phát triển, Highlands Coffee đến nay phát triển thành một thương hiệu cà phê chuỗi nổi tiếng với hơn 230 cửa hàng trên khắp cả nước.
Không chỉ trong nước, Highlands Coffee cũng đã phát triển ra thị trường quốc tế. Điển hình là vào năm 2012, Highlands Coffee đã bán 50% cổ phần của mình cho thương hiệu đồ ăn nhanh Jollibee của Philippines và vẫn đang có kế hoạch chinh phục các quốc gia trong khu vực châu Á.
Dù đang trên đà phát triển mạnh như vậy nhưng Highlands Coffee vẫn không ngừng giữ vững tiêu chí mang tới không gian nghỉ ngơi thoải mái, lịch sự với sản phẩm cà phê thơm ngon.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của The Coffee House: Lối đi nào cho thương hiệu cà phê Việt
Chiến lược marketing mix 7Ps của Highlands Coffee
Chiến lược marketing mix 7Ps của Highlands Coffee được phân tích dựa trên bảy yếu tố quan trọng trong marketing: Products (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Physical Evidence (Cơ sở vật chất, hạ tầng hỗ trợ) và Process (Quy trình).
Sản phẩm của Highlands Coffee
- Cà phê
Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa hạt cà phê Robusta và Arabica thượng hạng được trồng trên những vùng cao nguyên Việt nam màu mỡ, cùng với nghệ thuật xay rang độc đáo và phương pháp lọc “Phin” truyền thống của Việt nam.
Với 3 loại kích thước: Nhỏ/ Vừa/ Lớn. Giá dao động từ 29.000VND tới 39.000VND
- Trà
Được làm từ các nguyên liệu trà phong phú và sẵn có của Việt nam từ trái cây tươi hoặc topping.
Kích thước: Nhỏ/ Vừa/ Lớn với giá dao động từ 39.000VND tới 55.000VND.
- Freeze
Là thức uống đá xay phong cách Việt được pha chế từ những nguyên liệu thuần túy của Việt Nam với đá xay và thạch.
Kích thước: Nhỏ/ Vừa/ Lớn với giá dao động từ 49.000VND tới 65.000VND.
- Bánh mì Việt Nam
Bánh mì truyền thống Việt Nam giúp thêm sự lựa chọn đa dạng cho Khách hàng về một bữa ăn nhẹ đậm dinh dưỡng.
- Đóng gói sản phẩm
Highlands Coffee được bán trong cốc thủy tinh nhưng sau đó chuyển sang cốc nhựa có logo và in hoa văn của Highlands Coffee.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Nestle – Thương hiệu đa dạng sản phẩm toàn cầu
Giá cả của sản phẩm tại Highlands Coffee
Giá cà phê của Highlands Coffee hiện tại đang dao động từ 30.000 tới 60.000 VND. Với chiến lược định giá theo thị trường, các sản phẩm của Highlands Coffee được đánh giá là dành cho tầng lớp có thu nhập trung bình trở lên, cụ thể là cà phê cho nam/ nữ doanh nhân.
Giá cà phê của Highlands Coffee bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nội tại như chi phí nhân sự, thuê địa điểm, nguyên liệu, tiếp thị truyền thông….
Địa điểm
Highlands Coffee phân phối bằng cách bán trực tiếp tại cửa hàng. Các cửa hàng của Highlands Coffee được tìm thấy ở xung quanh các con phố lớn hoặc di tích lịch sử như Cột cờ Hà nội, nhà hát lớn… hoặc xung quanh các trung tâm thương mại như Vincom Bà Triệu, Bitexco, Sài Gòn center, Hầm Cá Mập… và dưới nhiều tòa nhà văn phòng. Highland Coffee muốn tiếp cận với nhiều nhân viên làm việc trong các tòa nhà văn phòng cũng như Khách du lịch…
Quảng bá
Highlands Coffee có rất nhiều chương trình khuyến mại như sưu tập ba tem tặng một phin sữa đá, hoặc miễn phí upsize cho chị em phụ nữ nhân ngày 20/10 hoặc 8/3, combo trà và bánh ngọt cho buổi chiều….Ngoài ra, để duy trì lòng trung thành của Khách hàng, Highlands Coffee cũng chuẩn bị hệ thống thẻ thành viên, ví dụ như thẻ VIP với các quyền lợi như hàng giảm giá, quà tặng đính kèm… hoặc thẻ Khách hàng trung thành với các chiến dịch ưu đãi về giá của đồ uống.
Nhân viên
Nhân viên của Highlands Coffee được đánh giá là luôn thân thiện với Khách hàng và phục vụ Khách hàng trong trạng thái tốt nhất. Thông thường, nhân viên của Highlands Coffee sẽ được tham gia các chương trình huấn luyện nghiệp vụ trong ba ngày sau khi vào công ty.
Physical Evidence (Cơ sở vật chất, hạ tầng)
Highlands Coffee với màu nâu, đỏ và trắng là chủ đạo. Trong giai đoạn đầu, logo của Highlands Coffee chỉ có màu đỏ để phân biệt với các thương hiệu cà phê khác, thương lấy màu nâu là chủ đạo. Tuy nhiên sau đó, hãng đã kết hợp hai màu nâu đỏ, với tên hãng được viết bằng màu trắng. Logo của Highlands Coffee có tâm điểm là một ngọn đồi màu nâu, thể hiện cho một vùng cao nguyên đầy nắng gió trồng cà phê. Và ngọn đồi này được bao bởi dòng chữ “Highlands Coffee” trong hình bầu dục biểu tượng cho hạt cà phê. Nếu màu nâu là màu của đất, bầu dục là hình của hạt cà phê thì chữ màu trắng trên nền màu đỏ là thể hiện sự tinh tế và nhiệt huyết đối với tinh thần cà phê Việt.
Ghế trong các cửa hàng cà phê của Highlands Coffee được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, sofa, đệm, mây… Nội thất của Highlands Coffee luôn đi kèm với cảnh quan thiên nhiên tạo nên một không gian thư thái. Và một phong cách rất Tây hóa thông qua hệ thống bàn và ghế gỗ, cũng như những chiếc ô màu trắng cho các bàn Khách uống cà phê ngoài trời. Đây là biểu tượng thường được thấy ở các cửa hàng cà phê ở Ý hoặc Pháp.
Không những thế, tinh thần Việt nam cũng được thể hiện trong những tấm đèn trang trí màu vàng làm từ mây tre tạo nên cảm giác thân thuộc và ấm cúng đối với Khách hàng khi vào trong cửa hàng. Tại các trung tâm thương mại hiện đại như Vincom, Parkson thì cửa hàng Highlands Coffee lại càng trở nên nổi bật hơn với sàn gỗ, khác với phần còn lại của các cửa hàng kế bên.
Process (Quy trình)
Quy trình phục vụ ở Highlands Coffee cũng giống như nhiều cửa hàng cà phê khác với quy trình như hướng dẫn Khách gọi đồ, nhận order, thanh toán và chế biến đồ uống, trang trí đồ uống như mẫu Khách đã gọi, bấm nút gọi Khách tới nhận đồ…
Những chiến lược marketing khác
Bên cạnh chiến lược marketing mix của Highland Coffee, không thể không thể đến một chiến lược của Highlands Coffee từng làm mưa làm gió ngành hàng F&B, đó là chiến lược kiềng 3 chân.
Chiến lược Kiềng Ba Chân của Highlands Coffee là gì?
Ngày nay, chiến lược Kiềng Ba Chân được vận dụng nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt còn xuất hiện trong ngành hàng F&B và được “ông lớn” Highlands Coffee vận dụng rất thành công.
Chiến lược Kiềng Ba Chân của Highlands Coffee là gì?
Ngày nay, chiến lược Kiềng Ba Chân được vận dụng nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt còn xuất hiện trong ngành hàng F&B và được “ông lớn” Highlands Coffee vận dụng rất thành công.
Lý do chọn 3 sản phẩm này cho chiến lược marketing Kiềng Ba Chân
Vì sao 3 sản phẩm này lại được “chọn mặt gửi vàng” cho chiến lược marketing Kiềng Ba Chân? Tính đến thời điểm hiện tại, đây là 3 sản phẩm chiếm doanh thu cao nhất, góp phần lan rộng thương hiệu và mang lại thành công cho Highlands Coffee.
Nếu thường xuyên theo dõi fanpage và website của Highlands Coffee, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chiến lược marketing Kiềng Ba Chân của chuỗi cửa hàng cà phê này. Trong một khoảng thời gian trước đây, Highlands Coffee đã liên tục dồn lực để đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi cho sản phẩm Phin Sữa Đá, Trà Sen Vàng và Freeze Trà Xanh nhằm thu hút sự chú ý từ khách hàng từ mọi phương diện.
Kết luận:
Không chỉ dựa vào chất lượng dịch vụ sản phẩm mà còn nhờ vào những chiến lược marketing Highlands Coffee mới có thể trở thành một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam như ngày nay.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Starbucks? Phân tích chiến lược marketing 4P