Vấn đề định giá của sản phẩm là một việc được coi là khá phức tạp bởi để định giá được thì nó phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Sản phẩm của doanh nghiệp là nguồn thu chính của doanh nghiệp đó, chính vì thế, giá bán là yếu tố quyết định về doanh thu của doanh nghiệp đó. Chiến lược giá trong marketing phù hợp sẽ khiến khả năng cạnh tranh được tăng cao. Hãy cùng AgencyVN tìm hiểu về những điều cần biết để giúp chiến lược giá trở nên hoàn hảo.
Mục Lục
Chiến lược giá trong marketing là gì?
Tối đa lợi nhuận để duy trì và cạnh tranh là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp của bất cứ ngành nghề nào muốn tồn tại và phát triển. Chiến lược giá trong marketing là cách giúp tìm ra giá cạnh tranh nhất của sản phẩm.
Tuy nhiên, tối đa lợi nhuận cùng với việc giữ được chân người tiêu dùng thì các doanh nghiệp cần lưu ý là đã chọn chiến lược giá phù hợp, đặc biệt là chiến lược giá trong marketing quốc tế với những doanh nghiệp xuất khẩu hoặc doanh nghiệp kinh doanh tại nhiều thị trường khác nhau hoặc kinh doanh tại nhiều nước khác nhau.
Những chiến lược giá trong marketing hiệu quả
Chiến lược này buộc doanh nghiệp phải đặt giá trị sản phẩm của mình cao hơn giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp khác cùng ngành với mình, đặc biệt là cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ được thực hiện ở thời gian đầu của sản phẩm vì khách hàng luôn luôn có tâm lý “Tiền nào của nấy”. Chiến lược này được cho là chiến lược giá marketing căn bản phù hợp với những sản phẩm độc đáo, mới lạ.
Chiến lược giá Premium Pricing (Nguồn: Internet)
Giá sản phẩm giúp thâm nhập thị trường
Chiến lược này bản chất là thu hút người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn bằng cách cung cấp cho họp mức giá thấp hơn so với giá của các doanh nghiệp khác. Chiến lược giá thâm nhập thị trường này thì phù hợp với những doanh nghiệp tung ra một sản phẩm mới để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, nếu thực hiện chiến lược này thì doanh nghiệp không nên đặt nặng vấn đề lợi nhuận trong khoảng thời gian đầu, đổi lại họ sẽ có được tập khách hàng tiềm năng.
Giá sản phẩm cho những chương trình khuyến mãi
Hiện nay, các doanh nghiệp dần quan tâm đến thị trường, đặc biệt là đối với tâm lý người tiêu dùng. Giá sản phẩm cho những chương trình khuyến mãi cũng được áp dụng nhiều hơn bởi tâm lý khách hàng thường muốn sở hữu một sản phẩm giá tốt hơn so với thông thường. Để quảng bá cho những sản phẩm thì các doanh nghiệp đã tung ra những ưu đãi giảm giá, những voucher mua hàng, những voucher giảm giá… Tuy đây là chiến lược không còn mới mẻ, nhưng nó vẫn là một trong những chiến lược giá thành công.
Giá sản phẩm theo vị trí địa lý
Chiến lược này được thực hiện tùy thuộc vào vị trí địa lý từng vùng khách hàng vì độ hiếm của sản phẩm hoặc độ hiếm của nguyên liệu sản phẩm khác nhau. Ví dụ: Ở Việt Nam, có rất nhiều loại trái cây không có tại miền Nam nhưng lại có nhiều ở khu vực phía Bắc, chính vì thế, khu vực phía Nam muốn có những trái cây này sẽ phải vận chuyển từ miền Bắc dẫn đến chi phí vận chuyển bị tăng cao đồng nghĩa với việc phải tăng giá bán, nên cùng một loại sản phẩm nhưng tại các địa điểm khác nhau thì có mức giá khác nhau.
Giá sản phẩm theo tâm lý người mua (Psychological Pricing)
Tâm lý là một trong những điểm mấu chốt quyết định hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Bạn có thể thấy rất nhiều sản phẩm được định giá là 99.000 vnd thay vì 100.000 vnđ, nếu hai sản phẩm giống nhau có mức giá như trên thì chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn nơi bán với giá 99.000đ.
Chiến lược giá trong marketing Psychological pricing
Giá sản phẩm hớt váng
Chiến lược này giúp doanh nghiệp có thể tối đa hóa doanh số bán hàng của những sản phẩm mới sau đó giảm giá dần khi có sản phẩm của đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Lợi ích của chiến lược này giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí phát triển, ngoài ra còn giúp tạo ra ảo ảnh về chất lượng cũng như độc quyền khi sản phẩm của doanh nghiệp được giới thiệu lần đầu tiên trên thị trường.
Chiến lược giá trong marketing – Định giá hớt váng
>> Xem thêm: Chiến lược chi phí thấp
Kết Luận
Định giá sản phẩm luôn cần thiết phải nghiên cứu và thực hiện chính xác. Các chiến lược giá trong marketing quyết định doanh thu của cả một doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý để lựa chọn cho mình chiến lược giá phù hợp nhất.