Bên cạnh Shopee, sàn thương mại điện tử Lazada hiện đang dẫn đầu tại Việt Nam nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Sự thành công đó đã cho thấy phần nào những chiến lược phát triển của lazada vô cùng hiệu quả. Vậy những chiến lược marketing của lazada đã được áp dụng như thế nào để phát triển đỉnh cao đến vậy?
Mục Lục
Tổng quan về Lazada
Lazada được thành lập vào năm 2012 bởi Maximilian Bittner. Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Tập đoàn Lazada thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba từ năm 2015.
Kể từ năm 2016, nhờ chiến lược marketing của Lazada vô cùng thông minh đã giúp thương hiệu này trở thành nền tảng hàng đầu tại Đông Nam Á. Năm 2016, Lazada có tới 35 trung tâm điều phối, 1 đội ngũ vận chuyển Lazada Express do chính công ty hỗ trợ vận chuyển trực tiếp tới người bán. Cùng năm, Lazada xá nhận làm việc với hơn 3.000 nhà cung cấp với 500.000 sản phẩm khác nhau.
Sức mệnh của Lazada: Mang thế giới đến Đông Nam Á và là cửa ngõ cho các thương hiệu Đông Nam Á tiếp cận người tiêu dùng quốc tế. Lazada tự hào là đơn vị cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu danh tiếng như Apple, Samsung, Cannon…với nhiều ngành hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thị trường mục tiêu của Lazada: tại thị trường Việt Nam là trở thành siêu thị trực tuyến lớn nhất tại đây nhằm mang tới cho người tiêu dùng mức giá rẻ nhất.
Khách hàng mục tiêu của Lazada: Phân khúc khách hàng từ 20-40 tuổi. Người đã đi làm có thu nhập ổn định, muốn tiết kiệm thời gian mua sắm mà sàn thương mại điện tử có thể giải quyết được.
Đăng ký bán hàng trên Lazada – Ưu nhược điểm khi bán hàng trên Lazada
Ma trận SWOT của Lazada
Các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong ma trận SWOT của Lazada được phân tích chi tiết bên cạnh chiến lược marketing của Lazada.
Điểm mạnh của Lazada
– Nguồn vốn mạnh mẽ từ công ty mẹ Rocket Internet. Đây chính là đòn bẩy cho các chiến dịch quảng cáo, kho chứa hàng…so với các đối thủ cạnh tranh ở nhiều thị trường trong và ngoài nước.
– Việc liên kết với bên thứ 3 có uy tín cũng như có độ tin cậy cao để nhập và phân phối hàng giúp các mặt hàng của Lazada đều có chất lượng tốt nhất.
– Chính sách mua hàng rõ ràng, minh bạch: Bao gồm các điều khoản thanh toán, đổi trả hợp lý, chặt chẽ giúp Lazada hạn chế khiếu nại từ khách hàng
– Hệ thống kho của Lazada rộng lớn được phân phối rộng khắp các tỉnh thành hỗ trợ Lazada chủ động hơn trong việc giao hàng.
Điểm yếu của Lazada
– Số lượng sản phẩm trên Lazada có thể là điểm mạnh vì tạo sự phong phú cho sàn thương mại điện tử những cũng là điểm yếu khi thương hiệu này phải cạnh tranh với các website mang tính chuyên biệt cho từng nhóm hàng cao như: điện tử, đồ gia dụng, mẹ và bé…
– Số lượng đơn hàng phải xử lý hàng ngày theo tốc độ nhanh nhất và chính xác cao nhất khiến hệ thống nhiều khi bị quá tải, đặc biệt mỗi dịp khuyến mãi, giảm giá. Điều này khiến Lazada khó có thể đảm bảo chất lượng theo đúng cam kết đặt ra.
Cơ hội của Lazada
Nền thương mại điện tử Việt Nam còn nhiều khoảng trống để phát triển cũng như tính nhỏ lẻ chưa có hệ thống rõ ràng và các chính sách minh bạch như Lazada nên đây có thể là cơ hội để tạo niềm tin và thu hút khách hàng
Thách thức của Lazada
Thị trường thương mại điện tử vừa là tiềm năng cũng vừa là thách thức. Khác với các nước Đông Nam Á, thị trường Việt Nam chưa định hình rõ nét. nên để có thể cạnh tranh trong tương lai, doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lượng vốn dài hạn, có chính sách quản lý tài chính chặt chẽ.
Hệ thống thanh toán trực tuyến còn chưa phổ biến rõ rệt ở Việt Nam như các quốc gia khác
Hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn trôi nổi là thách thức lớn với các thương hiệu, đặc biệt là tâm lý mua hàng muốn kiểm hàng của người tiêu dùng Việt.
Lazada không phải là nhà sản xuất mà chỉ là trung gian cung cấp sản phẩm nên thương hiệu này sẽ bị phụ thuộc và thụ động rất nhiều vào bên cung cấp.
Chiến lược marketing của Lazada
Chiến lược marketing 4P của Lazada tập trung phân tích 4 yếu tố: về sản phẩm, chiến lược giá, phân phối và quảng cáo.
Về sản phẩm
Lazada luôn chú trọng nhu cầu ngay từ đầu của khách hàng. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm, dịch vụ của Lazada như: đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm…Lazada đã phát triển và trở thành nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở bất kỳ đâu và hiện cung cấp các sản phẩm trên nhiều phân khúc, phạm vi, danh mục và chủng loại.
Chiến lược marketing của Lazada về sản phẩm đó là tập trung vào việc chuyên nghiệp hóa từng sản phẩm, từng ngành hàng của mình để có thể chăm sóc khách hàng một cách tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, Lazada cũng lựa chọn kinh doanh các thương hiệu nổi tiếng cho mỗi sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.
Về giá
Đối với chiến lược marketing của Lazada về giá đã sử dụng chiến lược định giá Hi – Low với giá bình quân tại website cao hơn các cửa hàng và website khác cùng mặt hàng. Lazada thường xuyên tổ chức các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá sốc đến nhiều mặt hàng rẻ hơn so với mặt bằng chung. Các chiến dịch này khiến cho người mua nhớ mãi thương hiệu, luôn phải truy cập vào website để cập nhật thông tin hoặc đăng ký thành viên.
Ngoài ra, Lazada cũng sử dụng chiến lược đặt hàng số lượng lớn để tăng chiết khấu với nhà phân phối tạo điều kiện để bán giá cạnh tranh ra thị trường.
Chiến lược marketing của Lazada về phân phối kênh
Về việc phân phối hàng hóa, Lazada hợp tác với dịch vụ giaohangnhanh.com, ViettelPost và các hàng chuyển phát uy tín khác tại Việt Nam nhằm tăng cường dịch vụ giao hàng. Lazada có các trung tâm phân phối nằm ở vị trí chiến lược và có thể phân phối trong vòng 2-3 ngày làm việc ở bất kỳ đâu.
Ngoài ra, Lazada cũng giảm thiểu tối đa chi phí quản lý bằng cách giảm thiểu số lượng kho bến bãi chứa hàng. Lazada tập trung vào mạng lưới chuyển phát của nhà cung cấp, đặt hàng khi có Khách mua và giao hàng trực tiếp tới Khách mua khi nhận được hàng từ nhà sản xuất.
Chiến lược quảng cáo
Với nguồn tài chính lớn từ tập đoàn mẹ, Lazada được thực hiện các chiến lược quảng cáo chỉn chu theo quy mô lớn. Nhifeu doanh nghiệm tiết kiệm và tính toàn chi phí thì Lazada đã sử dụng chiến lược marketing phủ đòn, rải rộng và bao phủ trên tất cả các phương tiện truyền thông từ truyền thống đến hiện đại.
Các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, truyền thông, quan hệ công chúng… Hơn nữa, thời gian gần đây, Lazada còn kết hợp internet marketing vào chiến dịch quảng cáo của mình nhằm thu được kết quả cao nhất. Facebook và Google là hai là 2 kênh truyền thông được Lazada chú trọng nhiều nhất. Bởi đây là hai công cụ được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và sử dụng.
Trong các chiến dịch mua sắm lớn của mình, Lazada luôn tổ chức livestrem các sự kiện âm nhạc vô cùng lớn cùng sự góp mặt của những ngôi sao để tương tác với khách hàng vào những dịp đặc biệt như noel, sinh nhật lazada, ngày quốc tế phụ nữ 8-3,…
Ngoài ra việc kết hợp với các influencer cho các chương trình khuyến mãi giúp cho lazada tăng độ phủ sóng thương hiệu, thu hút được nhiều khách hàng và tăng doanh số.
Chiến thuật marketing trên ứng dụng di động của Lazada và Shopee
Kết luận:
Chiến lược marketing của Lazada được phân tích chi tiết thu hút khách hàng mục tiêu của Lazada. Với chiến lược phat triểm của Lazada đi cùng với các yếu tố vĩ mô tác động từ bên ngoài, thương hiệu đang từng bước làm chủ thị trường thương mại điện tử Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á. Người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một thương hiệu Lazada cho tương lai “mua sắm online” của mình.