Các thương hiệu đến từ các doanh nghiệp liên tiếp có nhiều chiến dịch quảng cáo thu hút, ý nghĩa. Vậy làm thế nào để tạo ra được chiến dịch quảng cáo độc lạ và ấn tượng nhất với khách hàng. Trước tiên hãy tìm hiểu chiến dịch quảng cáo là gì và các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo thành công.
Mục Lục
Chiến dịch quảng cáo là gì?
Chiến dịch quảng cáo là việc doanh nghiệp thực hiện một chuỗi các hoạt động từ truyền thông marketing cho đến làm thương hiệu. Chiến dịch quảng có mục đích chính là thể hiện một thông điệp chung nhất mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng.
>>> Xem thêm: IMC Marketing là gì? IMC Marketing có đặc điểm như thế nào?
Phân biệt giữa chiến dịch quảng cáo và quảng cáo đơn lẻ
Trước khi lên kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp cần jireu rõ chiến dịch quảng cáo là gì để đạt được kết quả tốt nhất.
Quảng cáo đơn lẻ và chiến dịch quảng cáo là 2 hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay. Về tính chất, quảng cáo đơn lẻ là mức độ quảng cáo nhỏ hơn, giới hạn về ý tưởng triển khai. Các quảng cáo đơn lẻ chủ yếu được dùng để thông báo chương trình giảm giá, quảng bá sản phẩm mới hoặc sự kiện đặc biệt của thương hiệu.
Quảng cáo đơn lẻ hình thưc quảng cáo mà nhiều người dùng bắt gặp trên các nền tảng mạng xã hội, các quảng cáo OOH ngoài trời hoặc banner quảng cáo trên website.
Trong chiến dịch quảng cáo, các mẫu quảng cáo đều phục vụ cho việc thể hiện một thông điệp chung nhất mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng.
Các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Để có thể xây dựng các chiến dịch quảng cáo hay, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo dưới đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch
Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích quảng cáo để làm gì. Tuy nhiên, không nên để mục tiêu quảng cáo chung chung như tăng trưởng doanh thu mà cần chi tiết, cụ thể.
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu
Phân tích và khảo sát thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận sâu sắc khi xây dựng chiến lược cho sản phẩm. Khi xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần làm rõ về tiềm năng mà thị trường mang lại, kế hoạch mà đối thủ đang thực hiện, khách hàng mục tiêu là những ai và thái độ của họ đến sản phẩm như thế nào.
Khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần nắm bắt rõ thông tin cụ thể về khách hàng từ nhân khẩu học, thói quen, sở thích hay nhu cầu của họ đối với sản phẩm từ đó có thể đưa ra các chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.
Bước 3: Tìm kiếm khách hàng
Để tìm kiếm được khách hàng người làm marketing phải dự đoán xem đâu là nơi khách hàng thường xuyên tìm hiểu thông tin, hình thức thể hiện thông tin nào thu hút với họ và sở thích hàng ngày như thế nào…
Với từng chân dung khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp cần sử dụng đúng phương tiện truyền thông, quảng cáo từ đó tìm ra khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Bước 4: Xác định ngân sách chiến dịch
Để có thể lên kế hoạch triển khai một chiến dịch quảng cáo bất kỳ thì điều quan trọng là cần phải quan tâm ngân sách. Bạn cần phái xác định liệu chiến dịch có phù hợp với ngân sách hiện tại không và có ảnh hưởng đến chiến dịch kinh doanh của tổ chức hay không?
Bước 5: Hình thức quảng cáo
Sau khi đã xác định được thị trường, khách hàng và ngân sách cho chiến dịch thì bạn cần lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Hiểu đơn giản thì đó là phương tiện quảng cáo tốt nhất để doanh nghiệp quảng cáo.
Bước 6: Thực hiện chiến dịch quảng cáo và đo lường
Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị, doanh nghiệp tiến hàng thực hiện chiến dịch với thông điệp truyền thông xuyên suốt. Mọi người cần theo dõi và nắm bắt tâm lý khách hàng khi tiếp nhận thông điệp quảng cáo từ đó có các chiến lược để thay đổi phù hợp.
Cuối cùng là đo lường và báo cáo. Dựa trên mục tiêu và số liệu triển khai, donah nghiệp sẽ nhận biết được chiến dịch thành công hay thất bại.
Các chiến dịch quảng cáo hay năm 2022
Chiến dịch quảng cáo của Shopee
Shopee nổi tiếng mạnh tay trong các chiến dịch quảng cáo thành công. Doanh nghiệp mời người nổi tiếng, KOL về làm đại diện hình ảnh cho shopee. Chẳng hạn như bài hát điển hình gây bão của shopee có thể kể đến là TVC ăn mừng sinh nhật 12/12 với việc sử dụng bản hit “Ddu-Du Ddu-Du” của Blackpink với sự kết hợp của thủ môn Bùi Tiến Dũng và ca sỹ Bảo Anh gây bão trên toàn Đông Nam Á.
Chiến dịch quảng cáo của Apple
Một trong những chiến dịch quảng cáo nổi bật năm 2015 với những hình ảnh nổi bật được chụp trên chiếc Iphone 6. Loạt quảng cáo có tác động giúp nó giành được giải thưởng Grand Grand Prix ở hạng mục ngoài trời tại lễ hội quảng cáo Cannes Lions năm 2015.
Loạt quảng cáo thành công vì nó nhân bản hóa thương hiệu. Các bức ảnh thực tế và chủ sở hữu Iphone, không phải từ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp làm cho quảng cáo trở nên dễ hiểu hơn nhiều.
Chiến dịch quảng cáo của coca cola
Là quảng cáo thứ 3 trong chuỗi chiến dịch chào mừng World Cup 2018, “Uplifted Alex” đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của Alex Hunter, đại sứ bóng đá ảo của Coca-Cola. Việc đầu tư vào một nhân vật trò chơi điện tử hư cấu đã chứng minh một bước đột phá của Coca-Cola vào nhiều lĩnh vực quảng cáo khác nhau, đồng thời là cơ hội quảng bá cho sản phẩm mới Coca-Cola Zero Sugar vừa phát hành ở Quảng trường Times Square (New York) – địa điểm đầu tiên đặt bảng hiệu quảng cáo 3D điện tử tương tác.
Chiến dịch quảng cáo của Vinamilk
Một chiến dịch quảng cáo thành công ở Việt Nam được sản xuất dựa trên TVC điển hình của Vinamilk có thể kể đến chiến dịch “6 triệu ly sữa”. Trong quảng cáo này, hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo mang đậm tính nhân văn cũng giúp Vinamilk thu hút được sự chú ý của khách hàng.
>>> Xem thêm: Chiến lược truyền thông của Vinfast: Bước đi lớn để tạo lên thành công
Kết luận:
Các chiến dịch quảng cáo hay đều rất đa dạng về ý tưởng và xu hướng làm TVC, MV ca nhạc vẫn chiếm đa số. Qua việc tìm hiểu chiến dịch quảng cáo là gì hãy cùng chờ đón những chiến dịch quảng cáo đến từ các thương hiệu trong năm 2022 nhé.