CPR Marketing là gì? CPR Marketing có vai trò như thế nào?

Có thể nói, việc quyết định quảng cáo của mình hiển thị ở đâu để đem lại hiệu quả cao nhất thực sự không hề dễ dàng đối với các marketer. Do đó, chỉ số CPR đóng vai trò rất quan trọng đến việc giúp bạn lựa chọn vị trí chạy Ads chính xác nhất. Vậy CPR Marketing là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về khái niệm này trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

CPR Marketing là gì?

Để trả lời cho câu hỏi CPR Marketing là gì, thì CPR là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Rating Point, nghĩa là chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho một hình thức quảng cáo cụ thể nào đó. Đây chính là chi phí cho mỗi điểm đánh giá (rating) hoặc chi phí phải bỏ ra khi đạt được 1% của tập khách hàng mục tiêu.

CPR như một yếu tố cơ sở mà từ đó, các marketers có thể tính toán chi phí với những đối tác nhận quảng cáo, đồng thời lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ của mình.

CPR Marketing là gì
CPR Marketing là gì

CPR trong Marketing là gì? – CPR là gì? (Nguồn: Internet) 

Qua nhiều cuộc khảo sát khác nhau về thói quen, hành vi tiêu dùng của khách hàng, các nhà quảng cáo sẽ tiến hành đo lường số người tiếp cận cho mỗi phương tiện truyền thông như: báo chí, đài phát thanh, truyền hình,… CPR sẽ đưa ra các điểm xếp hạng để marketer quyết định nên chọn vị trí, thời gian và phương tiện quảng cáo nào là phù hợp nhất.

>> Đọc thêm: IMC là gì? Làm sao để xây dựng một kế hoạch IMC?

Cách tính CPR Marketing

Khi đã hiểu rõ khái niệm CPR Marketing là gì, để tính toán được chỉ số này, bạn cần xác định các yếu tố như: ngân sách sẽ chi trả cho quảng cáo, quy mô thị trường hướng đến, nhóm  khách hàng mục tiêu và  thời gian của chiến dịch quảng cáo. 

Việc tính chỉ số CPR bao gồm: lấy tổng chi phí sử dụng cho chiến dịch quảng cáo và chia cho tổng điểm xếp hạng hoặc GRP (Gross Rating Points). GRP là phép tính giúp bạn xác định số lượng người trong một nhóm đối tượng dự kiến mà quảng cáo có thể đã tiếp cận được.

Công thức tính CPR: CPRP = Tổng ngân sách của chiến dịch/Điểm xếp hạng gộp

Vai trò của CPR 

  • CPR giúp thu hút khách hàng thật. Doanh nghiệp của bạn chỉ cần chi trả chi phí trên mỗi lượt tải app và đăng ký sử dụng thành công mà không cần trả thêm bất kỳ chi phí nào khác.
  • CPR giúp tối ưu hóa phạm vi tiếp cận người dùng. Dựa trên sự hài lòng khi khách hàng cũ đã từng sử dụng ứng dụng của bạn cùng hệ thống đối tác lên đến hơn 550.000 publisher của ACCESSTRADE, họ có thể giới thiệu đến người thân, bạn bè tiếp tục tải và sử dụng app của bạn.
  • Với hơn 600 thương hiệu lớn tạo nên một hệ sinh thái khổng lồ, chỉ số CPR còn giúp giữ chân người dùng. Bởi lẽ, các nhà ứng dụng có thể tiến hành kết nối đến nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ khác như: nạp thẻ điện thoại, mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử,.. giúp ứng dụng của bạn phát triển đa tính năng, đa nền tảng. Nhờ đó, trải nghiệm người dùng sẽ được cải thiện giúp giữ chân họ ở lại ứng dụng lâu hơn.

Vai trò của CPR Marketing

Vai trò của CPR Marketing (Nguồn: Internet)

Những đặc điểm nào khiến CPR Marketing nổi bật hơn các hình thức khác?

Hiện nay, trong các chiến lược quảng cáo ứng dụng đã có rất nhiều hình thức Ad Network được áp dụng trên nền tảng mobile. Tuy nhiên, đối với việc quảng bá ứng dụng trong các lĩnh vực khác, CPM (Cost per Mile) và CPC (Cost per Click) không quá được ưa chuộng bởi các hình thức này phục vụ chủ yếu cho mục đích tăng nhận diện thương hiệu và tăng tương tác. 

Bên cạnh đó, CPI (Cost per Install) có thể giải quyết được vấn đề tối ưu số lượt tải về ứng dụng nhưng lại không đảm bảo được chất lượng người dùng thật hay không. Điều này sẽ dẫn làm tăng tình trạng khách hàng rời bỏ ứng dụng và gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ số CPR được ra đời nhằm giúp xử lý triệt để những vấn đề trên, đặc biệt là việc tiếp cận đúng nhóm người dùng ứng dụng có nhu cầu thật.

Kết luận

Qua bài viết trên, Agency.vn mong rằng bạn đã hiểu thêm về khái niệm CPR Marketing là gì cũng như vai trò của chỉ số này đối với doanh tối ưu hóa hiệu quả của các chiến lược quảng cáo. Để có một chiến dịch tiếp thị thành công, các marketer cần nắm vững về CPR để sử dụng ngân sách của chiến dịch một cách hợp lý.

>> Xem thêm: Marketing Intelligence là gì? Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện Marketing intelligence

1.8/5 - (14 bình chọn)

Thùy Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *