Kế hoạch truyền thông và các bước xây dựng kế hoạch truyền thông

Kế hoạch truyền thông là việc cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần lên kế hoạch, xây dựng kế hoạch để giúp thương hiệu của mình đến với công chúng gần hơn. Hãy cùn AgencyVN tìm hiểu về các bước xây dựng kế hoạch truyền thông qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Những điều cần biết về kế hoạch truyền thông

Xây dựng kế hoạch truyền thông vốn dĩ là cả một nghệ thuật. Không có quy chuẩn hay công thức nào cho một kế hoạch truyền thông. Hoàn cảnh khác nhau, môi trường khác nhau thì kế hoạch truyền thông lại khác nhau, vì thế lợi ích đem lại không giống nhau. Chính vì thế, để lập một kế hoạch, một chiến lược cụ thể, các bạn cần lưu ý và hiểu được mô hình SMCRFN.

Mô hình SMCRFN còn được cho là nền tảng giúp xây dựng một kế hoạch truyền thông.

S: Cá nhân hoặc tổ chức phát đi đến công chúng.
M:
Là thông điệp được gửi gắm tới khách hàng, chính vì thế cần lưu ý để khách hàng ghi nhớ.
C:
Sử dụng các kênh truyền thông để tiếp cận nhiều người tiêu dùng nhất.
R: Tìm hiểu kĩ đối tượng mà bạn đang hướng đến để xây dựng chiến lược cụ thể đánh trúng khách hàng mục tiêu đó.
F:
Hãy lắng nghe phản hồ của khách hàng dù nó tích cực hay tiêu cực, để từ đó có thể khắc phục và phát triển dịch vụ của mình tốt hơn, đem lại nhiều giá trị cho khách hàng hơn.
N:
Yếu tố này đặc biệt doanh nghiệp cần lưu ý vì thông điệp của doanh nghiệp của bạn  nêu ra với ý nghĩa khác, nhưng khi vào cuộc cạnh tranh, có những yếu tố tác động thì rất có thể sẽ phá hỏng hết kế hoạch ban đầu của bạn.

>>> Xem thêm: Phương tiện truyền thông là gì? Ưu và nhược điểm?

Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông

Bước 1: Phân tích tổng quan môi trường xung quanh

Để định vị được chúng ta đang đứng đâu và có thể sẽ phải đối mặt với điều gì thì việc phân tích tổng quan môi trường là điều tuyệt đối cần thiết để có thể lên một kế hoạch truyền thông hoàn hảo. Chính vì thế cần xác định rõ đối thủ trên thị trường để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của họ.

Sử dụng mô hình SWOT để phân tích là lựa chọn tốt nhất. Sau khi phân tích, bạn cần tuyệt đối lưu ý đến những điểm dưới đây.

  • Đối thủ của bạn gần đây đã làm gì?
  • Đối thủ của bạn đã làm những gì đối với những vấn đề tương tự với vấn đề của bạn?
  • Bối cảnh pháp luật (về vấn đề của bạn) như thế nào?
  • Báo chí chính thống nói gì về đề tài này?
  • Sự kiện/ngày tháng đặc biệt nào (nếu có) có thể liên quan tới chương trình của bạn?ke-hoach-truyen-thong-mo-hinh-swot

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông

Để xác định và hướng chiến dịch truyền thông của bạn đến đúng với khách hàng tiềm năng thì mô hình SMART là mô hình được các doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng.

  • S – Specific: Cụ thể
  • M – Measurable: Đo đếm được
  • A – Achievable: Có thể đạt được bằng khả năng của mình
  • R – Realistic: Thực tế
  • T – Time Bound: Thời hạn để đạt đượcMô hình SMARTMô hình SMART (Ảnh: Internet)

Bước 3: Xác định công chúng mục tiêu

Đây cũng là bước trong mô hình SMCRFN hướng tới người nhận. Bước này quan trọng vì chính bước này có thể xác định được chính xác mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn hướng tới.

Hãy xác định thật kỹ đối tượng bạn hướng tới dựa vào tập khách hàng tiềm năng. Đồng thời phân chia  khách hàng thành những nhóm khác nhau bởi khách hàng không ai giống nhau, vì thế nhu cầu của họ cũng khác nhau. Bằng những cách đo lường và sử dụng những thông tin phân tích trên thị trường, bạn có thể tìm cho mình đối tượng phù hợp để tiếp cận trực tiếp đến họ.

Bước 4: Xác định thông điệp cần truyền tải

Thông điệp cần truyền tải là yếu tố quyết định sản phẩm và doanh nghiệp của bạn có làm khách hàng ghi nhớ hay không. Thông điệp có hay thì kế hoạch truyền thông càng hiệu quả. Thông điệp là những gì doanh nghiệp muốn nói với khách hàng. Chính vì vậy, để tạo một thông điệp hay, các doanh nghiệp cần lưu ý.

  • Truyền tải những gì bạn đang làm và tại sao bạn lại làm điều đó
  • Những gì sẽ tạo ra sự thay đổi, mới mẻ
  • Phù hợp với mục tiêu mà bạn đưa ra
  • Nội dung muốn nói với công chúng

Bước 5: Xác định được kênh truyền thông phù hợp

Lưu ý lựa chọn kênh truyền thông phù hợp nhất, nơi mà có nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn ở tại đó. Tùy vào ngân sách và mục tiêu chiến dịch, doanh nghiệp của bạn có thể kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau. Truyền thông là tuyệt đối quan trọng vì nó là kênh trực tiếp truyền tải thông điệp của bạn đến với khách hàng.

Xác định kênh truyền thông phù hợp

Xác định kênh truyền thông phù hợp (Ảnh: Internet)

Bước 6: Lập kế hoạch truyền thông chi tiết

Bước này cần liệt kê rõ hoạt động truyền thông, chi phí phát sinh là bao nhiêu. Một kế hoạch chi tiết kèm theo đó là ngân sách hợp lý. Các Marketer cần lưu ý để có một chi phí hợp lý, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất.

Bước 7: Đo lường và báo cáo

Bước 7 cũng là bước cuối cùng, bước mà chúng ta có thể đo lường mục tiêu mà lúc ban đầu đã đề ra. Tổng hợp lại những điểm mạnh, điểm yếu để rút kinh nghiệm cho những chiến dịch sau. Thước đo đánh giá một kế hoạch truyền thông là.

  • Tần suất xuất hiện trên báo
  • Tương tác với công chúng hậu chiến dịch
  • Phản hồi của công chúng về chiến dịch của bạn
  • Đo lường số liệu tương tác với thương hiệuCác bước xây dựng kế hoạch truyền thôngCác bước xây dựng kế hoạch truyền thông(Ảnh: Internet)

Kết Luận

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các bước để xây dựng kế hoạch truyền thông. Một kế hoạch chi tiết, bài bản sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được thành tựu lớn. Chúc các bạn thành công.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *