Livestream là gì? Sự bùng nổ của video tương tác trực tiếp

Trong thời đại công nghệ 4.0, Digital Marketing đã có cú chuyển mình mạnh mẽ trở thành công cụ cực kì hữu hiệu và là xu hướng trong tương lai. Một số ứng dụng của Digital trong những năm gần đây đó là Big Data, AI, Marketing Automation, Livestream Video,… Trong bài viết này Agencyvn sẽ giới thiệu một công cụ cực mạnh mẽ: Live stream là gì?

livestream là gì? stream video là gì?

livestream là gì? stream video là gì?

Mục Lục

Livestream là gì?

Livestream được dịch nghĩa là phát trực tiếp. Livestream cho phép người xem theo dõi một sự kiện tại bất cứ đâu theo thời gian thực, mà không cần phải có máy thu, phát tín hiệu hay thiết bị vệ tinh phức tạp. Công cụ duy nhất họ cần là một thiết bị di động kết nối internet.

livestream là gì? tương tác trực tiếp trong công nghệ 4.0

livestream là gì? tương tác trực tiếp trong công nghệ 4.0

Livestream trong bối công nghệ 4.0:

Công nghệ livestream sẽ cho phép mỗi cá nhân trở thành một nơi phát truyền hình thu nhỏ, chỉ bằng thiết bị di động có thể quay phim và kết nối Internet là có thể tiếp cận được lượng khán giả khổng lồ dễ dàng trong cùng một thời điểm, mà không phải tốn nhiều chi phí tổ chức. Có rất nhiều hình thức, cách thức livestream nhưng nhìn chung có thể chia ra là livestream trên 2 nền tảng chính: Ứng dụng Moblie và Mạng xã hội.

1. Live stream trên Ứng dụng Mobile

Ngày nay, công nghệ livestream còn gì xa lạ với các nền tảng ứng dụng với các doanh nghiệp nước ngoài như Bigo Live, Uplive, Tik Tok,… Còn trên thị trường Việt Nam, TalkTV Live của VNG là ứng cử viên Việt Nam hiếm hoi trong cuộc chiến giành thị phần hiện nay. Livestream là hình thức phát video trực tiếp, khởi nguồn từ các ứng dụng chia sẻ Video của Trung Quốc đang dần phát triển thành trào lưu bùng nổ trên toàn cầu.

Theo ước tính, quy mô quảng cáo trên toàn cầu đổ vào livestream vào cuối năm nay khoảng 7,4 tỉ USD, so với cùng kỳ năm ngoái là tăng hơn 40%. Trong đó, doanh thu đến từ riêng Trung Quốc là khoảng 4,4 tỉ USD.

Chưa có con số chính xác về doanh thu livestream ở Việt Nam, nhưng những người trong ngành ước tính tổng chi tiêu quảng cáo trực tuyến trong năm 2018 dành cho livestream dao động trong khoảng từ 7-10%.

Theo thống kê, tổng chi tiêu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2018 ước tính đạt xấp xỉ 250 triệu USD. Nếu ước tính trên chính xác, thị trường livestream Việt Nam trong năm nay hiện trị giá xấp xỉ 20 triệu USD.

livestream là gì, youtube hay facebook?

livestream là gì, youtube hay facebook?

2. Livestreaming – cuộc chiến trên nền tảng Mạng xã hội

Nếu bạn sử dụng Facebook, chắc chắn thỉnh thoảng bạn lại nhận được thông báo có ai đó hay một Page nào đó đang phát trực tiếp. Lý do Facebook tích cực quảng bá cho tính năng này chẳng có gì là bí mật, những video live stream không chỉ diễn ra thời gian thực mà còn giúp chúng ta biết được ai là người đang tham gia và họ tham gia vào lúc nào.

Năm 2016, Facebook chính thức cập nhật chức năng cho phép livestream ngay trên tài khoản cá nhân, điều này khẳng định xu thế và cho thấy định hướng rõ ràng của Facebook trong nỗ lực nâng cao trải nghiệm về tương tác của người dung đối với các nội dung video. Trong 2 năm trở lại đây, hàng loạt các định dạng nội dung mới đã được ra mắt. Tháng 3 năm 2017, tính năng phát trực tiếp của Facebook ra đời và trở thành một trong những nền tảng nội dung ưu việt nhất trong thời đại công nghệ số.

Trong khi Facebook là ông lớn trong thế giới livestream, các nền tảng khác đã bắt đầu đuổi theo và bắt kịp. YouTube cũng là một điểm đến ưa thích của những người phát video trực tuyến và đang chính thức tuyên chiến với Facebook.

Để có thể cạnh tranh với Facebook Live, YouTube cho phép livestream từ điện thoại. Nhưng có vẻ như Youtube khó có thể bắt kịp ông lớn Facebook. Facebook là một mạng xã hội nhằm mục đích trao đổi và tương tác, trong khi Youtube thuộc dạng chia sẻ Video. Hầu như cộng đồng trên Youtube chủ yếu chỉ Subcribes các chanel nổi tiếng và lượng xem Live không nhiều, bởi vì mục đích lên youtube chủ yếu là để xem Video và ít tương tác hơn hẳn so với Facebook.

Mặc dù YouTube cho video chất lượng hơn, bảo vệ bản quyền cho người làm nội dung tốt hơn và trả tiền cho họ. Tuy nhiên, Facebook lại sở hữu lượng người dùng tương tác 2 chiều cực lớn và cũng có sức sáng tạo cao. Do đó, nền tảng video của Facebook có rất nhiều tiềm năng chưa thể dự đoán hết và được dự đoán là vị trí số 1 với công nghệ livestream trong tương lai.

Tuy nhiên, các con số cho thấy xu hướng này đang không ngừng tăng lên ở các nền tảng, có thể nói, chúng ta đang bước vào một thời kỳ vàng son của video livestream.

livestream la gì? xu hướng công nghệ video

livestream la gì? xu hướng công nghệ video

Dự đoán xu hướng công nghệ

Với xu hướng internet ngày càng phổ biến và mạng 4G đang được các nhà mạng đầu tư phát triển mạnh, chắc chắn live stream sẽ càng phổ biến tại Việt Nam. Những đột phá trong công nghệ truyền tải hình ảnh cũng sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong cách tiếp thị nội dung số.

Khi tính năng live stream ngày càng phổ biến, các công ty công nghệ cũng phải đi theo xu hướng đó và tạo ra những cách thức mới để phát live. Không chỉ tìm ra những cách thức mới để phát trực tiếp, các công ty cũng tìm ra nhiều phương thức riêng để tiếp cận thị trường hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Vlog là gì

livestream là gì? tại sao thương hiệu nên sử dụng truyền thông livestream?

livestream là gì? tại sao thương hiệu nên sử dụng truyền thông livestream?

Livestream và bài toán thương hiệu

Nắm bắt và tận dụng triệt để công nghệ mới này, các thương hiệu sẽ đến gần hơn với cộng đồng khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình trong thời đại Social Media bùng nổ. Từ các dẫn chứng trên, rõ ràng livestream là một công cụ truyền thông rất hữu hiệu, vậy đối với thương hiệu live stream có tác dụng gì? Các ưu điểm của livestream đối với hoạt động sự kiện của thương hiệu có thể kể đến ngay như sau:

1. Tự kiểm soát được nội dung

Nếu như trước đây, các thương hiệu hoàn toàn phải phụ thuộc vào nhà đài để thực hiện một chương trình được phát sóng trực tiếp, thì giờ đây với công nghệ livestream họ hoàn toàn có thể làm chủ cuộc chơi: từ thời gian, địa điểm, nội dung chương trình mà không phải chạy theo bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào.

2. Tiết kiệm chi phí tổ chức

Sự phát triển của công nghệ livestream đã đem chương trình đến với người xem chỉ với các yêu cầu về thiết bị tối thiểu nhất (smart phone và kết nối internet), việc không lệ thuộc vào nhà đài giúp các thương hiệu tối ưu được chi phí thực hiện trực tiếp chương trình.

3. Hiệu quả tương tác cao

Trong thời đại Social Media bùng nổ, tương tác trở thành hoạt động tất yếu với mọi nội dung truyền thông, việc thực hiện trực tiếp bằng livestream vừa giúp tăng nhận biết về chương trình, đồng thời cũng chính là tạo ra kênh tương tác: kết nối người dùng với thương hiệu & thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

4. Đa dạng hóa cách thể hiện nội dung

Cùng một nội dung, livestream có thể đa dạng hóa các hoạt động truyền thông của thương hiệu: kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua KOLs (người nổi tiếng/ảnh hưởng), mở rộng hình thức tương tác Real-time cũng như dễ dàng lưu giữ và chia sẻ lại sau khi phát trực tiếp kết thúc.

livestream là gì? công cụ truyền thông không thể bỏ qua

livestream là gì? công cụ truyền thông không thể bỏ qua

Livestream – Công cụ truyền thông không thể bỏ qua

Ngày nay, khi định vị và cam kết thương hiệu vẫn không đổi, sự kỳ vọng về việc thương hiệu thân thiện hơn trong các hoạt động giao tiếp, tương tác, nuôi dưỡng với người tiêu dùng hiện đang ở một mức độ cao hơn. Ngày nay, lựa chọn chiến thuật truyền thông đa phương tiện là tất yếu, nhưng một điều các thương hiệu không thể quên: trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy, các thương hiệu luôn tìm kiếm các giải pháp công nghệ có thể tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ, độc đáo và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng vào các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Tương tự, khi người tiêu dùng ngày càng xem trọng kinh nghiệm cá nhân hơn vật chất và dần trở nên mệt mỏi với lượng thông tin quảng cáo khổng lồ hằng ngày, họ tìm kiếm những trải nghiệm thực tế hơn để kết nối với một thương hiệu.

Riêng tại Việt Nam, mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ đã nhanh chóng đưa live-stream trở thành một trong những công cụ truyền thông sự kiện đắc lực dành cho nhiều đối tượng: từ họp báo của nghệ sỹ (Hồ Ngọc Hà, Noo Phước Thịnh, 365 Daband, Trung Quân Idol…) cho đến các chương trình âm nhạc của những thương hiệu lớn (Heineken Green Room, H-Artistry, Gala Vietnam Top Hits, Gala Wechoice Awards… )

Đây có thể xem như thời kỳ vàng son cho bất kỳ thương hiệu nào muốn tiếp cận người tiêu dùng dựa trên cảm xúc và trải nghiệm cá nhân.

 

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *