Neuromarketing là gì? Tại sao nên sử dụng tiếp thị thần kinh

Định nghĩa về Neuromarketing là gì? Neuromarketing có những ưu, nhược điểm gì đối với doanh nghiệp và các chiến dịch Marketing. Trong bài viết này Agency sẽ phân tích về ý nghĩa Neuromarketing là gì và tại sao nên sử dụng neuromarketing?

Mục Lục

Neuromarketing là gì?

Neuromarketing dịch sang tiếng việt là tiếp thị thần kinh. Cụm từ này có nghĩa là phương pháp ứng dụng khoa học thần kinh và khoa học nhận thức trong lĩnh vực marketing. Đây là một lĩnh vực mới trong lĩnh vực tiếp thị và giúp những nhà tiếp thị nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng nhằm cải thiện các chiến lược tiếp thị được áp dụng trong lĩnh vực quảng cáo và bán hàng.

Neuromarketing là gì?
Neuromarketing là gì?

Neuromarketing cho thấy rằng cả suy nghĩ, cảm xúc và lý trí tồn tại cùng một lúc. Giống như khoa học thần kinh giúp thu thập thông tin liên quan đến chức năng và cấu trúc của não.

Phân tích theo khoa học của Immersion Neuroscience chỉ ra rằng cách chúng ta phản ứng và cảm nhận với một vấn đề rất khác khi chúng ta nói ra. Đó là lý do phỏng vấn nhóm hay phỏng vấn trực tiếp không đúng sự thật. Đặc biệt là phỏng vấn nhóm không đem lại hiệu quả cao vì người tham gia có xu hướng cuốn theo đám đông và che giấu cảm nhận thật sự của họ.

>>> Xem thêm: CPR Marketing là gì? CPR Marketing có vai trò như thế nào?

Ưu, nhược điểm của Neuromarketing là gì?

Ưu điểm của hình thức neuromarketing

– Neuromarketing giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng với sự trợ giúp của việc lấp đầy khoảng trống giữa tiếp thị thần kinh với các phương pháp truyền thống

– Hình thức neuromarketing không chỉ giúp lấy được các dữ liệu từ thông tin được cung cấp với sự trợ giúp của các câu hỏi trả lười khảo sát của khách hàng mà còn giúp quan sát được cả những chuyển động của mắt, biểu cảm nét mặt hay sự thay đổi của con trỏ chuột.

– Neuromarrketing hoạt động như giá trị đồng tiền với các công cụ và kỹ thuật số mới nhất, vô cùng hữu ích trong việc cung cấp chất lượng của cái nhìn sâu sắc nhưng giá lại thấp hơn.

– Việc tiếp thị bằng ứng dụng khoa học thần kinh cũng giúp tăng độ tin cậy của các kết quả bởi nó tiếp cận với tâm trí vô thức của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể hiểu được các phản ứng diễn ra của khách hàng và thấu hiểu mô hình đưa ra quyết định của khách hàng.

Nhược điểm của Neuromarketing là gì?

– Một số người nghĩ rằng áp dụng hình thức neuromarketing chính là việc chúng ta đang xâm nhập vào não bộ của khách hàng, thiếu đi sự riêng tư

– Hình thức neuromarketing đòi hỏi cao về hũ năng cụ thể thì mới đạt được hiệu quả.

– Neuromarketing cũng yêu cầu cần có sự cộng tác thích hợp của các luồng khác nhau như tâm lý học với hoạt động tiếp thị

Tại sao nên sử dụng neuromarketing?

Kể câu chuyện thu hút hơn

Một nghiên cứu sau khi tìm hiểu Neuromarketing là gì đã chỉ ra rằng: Khi con người nghe những câu chuyện mang yếu tố xung đột, bất ngờ và xúc động, bộ não của họ sẽ tự sản sinh ra Oxytocin. Đây là loại hooc môn tình yêu được tiết ra từ não bộ. Chính điều này sẽ giúp thương hiệu thu hút khán giả, truyền tải thông điệp chạm tới cảm xúc của họ. Từ đó, khách hàng sẽ có tình yêu tự nhiên đối với thương hiệu. Ví dụ cho điều này là rất nhiều nhãn hàng luôn chú trọng xây dựng câu chuyện về thương hiệu. Tiết kiệm ngân sách chi cho quảng cáo

Nghiên cứu SuperBowl năm 2018, Quảng cáo của nhãn hàng M&M’s đứng thứ hai trong danh sách các quảng cáo thu hút người xem nhất. Đoạn quảng cáo đã tạo ra tương tác về mặt xúc cảm ở đoạn đỉnh điểm nhưng chỉ sau vài giây, mức độ tương tác của mọi người với quảng cáo này giảm mạnh. Nếu sử dụng Neuromarketing trong trường hợp này, M&M’s hoàn toàn có thể cắt bỏ 10s cuối của đoạn quảng cáo và tiết kiệm ngân sách lên đến 1.5 triệu đô.

Xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn

Mục tiêu chính của Neuromarketing là tìm ra được cách thức xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất. Nhà nghiên cứu Roger Dooley đã sử dụng Neuromarketing để theo dõi hành vi khách hàng đối với ấn phẩm quảng cáo dành đồ trẻ em.

Mục tiêu chính của Neuromarketing là xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Mục tiêu chính của Neuromarketing là xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Để đánh giá mức độ hiệu quả của một quảng cáo, Dooley đã sử dụng một bản đồ nhiệt, để theo dõi người xem đang chú ý vào phần nào, họ đang đọc văn bản hay chỉ nhìn vào hình ảnh.

Trong ví dụ về hình ảnh quảng cáo dưới đây, diễn viên nhí đang hướng thẳng về phía người xem. Kết quả từ bản đồ nhiệt đã chỉ ra rằng, hầu hết mọi tập trung tới hình ảnh của em bé nhiều hơn hẳn so với nội dung đặt ngay bên cạnh. Tuy nhiên, thật bất ngờ với hình ảnh ngược lại, diễn viên nhí được chỉnh ánh nhìn về phái nội dung bên cạnh. Khi đó, người xem chuyển sang chú ý đến nội dung nhiều hơn. Điều này xảy ra bởi vì mọi người sẽ tập trung nhìn vào cùng một thứ mà nhân vật trong hình đang hướng tới.

Hội chứng FOMO – nỗi ám ảnh sợ bỏ bị bỏ lỡ

FOMO là một chiến thuật được áp dụng rộng rãi trong marketing và bán hàng. Nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay, hội chứng này ngày càng gia tăng. Một nghiên cứu từ Stern School of Business cho thấy con người phản ứng với sự mất mát nhiều gấp 2 lần so sánh với việc được nhận. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng điều này trong marketing. Hãy đề cập đến nỗi sợ khi khách không mua sản phẩm của bạn thì họ sẽ vô tình bỏ lỡ cơ hội gì. Áp dụng hiệu quả bí quyết này sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.

Dễ dàng đo lường sức hút của bao bì sản phẩm

Các thương hiệu nên cân nhắc ứng dụng Neuromarketing trong việc đánh giá phản ứng về mặt cảm xúc của người tiêu dùng khi họ nhìn thấy các bao bì sản phẩm khác nhau. Từ đó lựa chọn mẫu thiết kế tác động nhiều đến cảm xúc khách hàng nhất và vị trí đặt thông tin sản phẩm.

Nhãn hàng Frito-Lay đã khéo léo áp dụng Neuromarketing để tìm kiếm bao bì thu hút phái nữ nhất. Công ty đã đi đến kết luận rằng bao bì với các thành phần lành mạnh ở mặt trước gợi lên phản ứng tốt hơn từ nhóm đối tượng này. Kết quả là, toàn bộ bao bì được đổi mới hoàn toàn, hiển thị hình ảnh của quần áo hoặc gia vị, làm nổi bật các thành phần tự nhiên trong đồ ăn nhẹ của Frito-Lay.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ neuromarketing là gì cùng những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này. Ngành thần kinh tiếp thị tuy mới mẻ nhưng trên thực tế nó vẫn có thể áp dụng rất tốt vào các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Hãy biết nắm bắt cơ hội này để trở thành người dẫn đầu thị trường!

>>> Xem thêm: 10+ quảng cáo Việt Nam hay maketer không thể bỏ qua

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *