Tầm quan trọng của việc sử dụng 7P trong marketing năm 2018-2019

Khi lên một kế hoạch cho chiến dịch marketing, các thương hiệu thường để ý tới yếu tố marketing mix giúp xác định được mục tiêu làm truyền thông. Việc xác định 4P hay 7P trong Marketing sẽ giúp tối ưu các công cụ để truyền thông hiệu quả hơn và tạo lợi thế kinh doanh.

Có thể nói, không một thương hiệu nào có thể thành công hay thậm chí là tồn tại nếu như không sử dụng tới marketing mix. Thông thường, các thương hiệu tập trung vào 4 yếu tố đó là Product(Sản phẩm/dịch vụ), Price(giá cả), Place(phân phối) và Promotion(khuyến mãi).

Thế nhưng, việc làm marketing đang trở nên khó khăn hơn khi mà mức độ cạnh tranh của các thương hiệu ngày cang tăng, thị hiếu của người mua hàng cũng thay đổi và khó tính hơn. Chắc chắn nếu chỉ sử dụng 4P thì sẽ không thể tạo ra quá nhiều khác biệt cho thương hiệu. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố mới bên cạnh 4P, cụ thể là 7P trong marketing để thấy được tầm quan trọng của chúng.

7p Trong Marketing bào gồm những gì
7p trong Marketing bào gồm những gì (Ảnh: Internet)

Mục Lục

3P mới để hoàn thiện 7P trong Marketing mix là gì?

People (Con người)

Lĩnh vực Marketing được cho là cực kỳ chú trọng đến yếu tố con người. Chỉ có hiểu được tâm lý của người tiêu dùng và thị hiếu của họ thì mới có thể tạo ra thành công. Tuy nhiên P này lại không tập trung khai thác người dùng mà đi khai thác chính những stakeholder của công ty để tạo ra trải nghiệm marketing tốt hơn. Nhiều thương hiệu đã bắt đầu tích hợp Marketing vào việc định hướng cho nhân viên và các bên liên quan.

Khái niệm này nghe có vẻ khá là giống với PR, bởi vì PR chính là một phần ở trong đó. Mục đích của PR là để khách hàng và cộng đồng có ấn tượng tốt về thương hiệu. Và để làm được điều đó thì lại phụ thuộc vào chính những người trực tiếp tương tác với khách hàng, những người làm công việc front-office. Việc phân tích nhân viên, hiểu họ và đưa ra giải pharp để khích lệ, động viên giúp họ cống hiến nhiều hơn là hướng đi đúng đắn của nhiều thương hiệu. Thậm chí cả những người làm back-office, điển hình là nhân viên sản xuất, cũng cần được phân tích vì chất lượng sản phẩm cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của truyền thông sau bán hàng.

Process (Quá trình)

Chắc hẳn ai trong chúng ta không ít thì nhiều cũng đã từng một lần đặt hàng online. Những lúc đơn hàng bị lỗi hay việc giao hàng chậm trễ không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Vì thế, thương hiệu tạo ra một quá trình chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả và đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng mau chóng, thuận tiện nhất.

Đối với những thương hiệu mà sản phẩm chính của họ là dịch vụ thì yếu tố P này là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Quá trình là một phần của marketing dịch vụ, việc có một hệ thống cung cấp sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều trải nghiệm của người dùng. Việc có một hệ thống vận hành trơn tru còn là cơ sở đảm bảo rằng chi phí của thương hiệu sẽ được giảm bớt đi rất nhiều, đặc biệt là khi có những sai lệch trong quá trình vận hành.

Physical Evidence (Yếu tố vật lý)

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu. Một môi trường bán hàng thân thiện và gây ấn tượng với người dùng là tiền đề để khẳng định tên tuổi của một thương hiệu. Các yêu tố đó bao gồm:

  • Website công ty
  • Business card
  • Logo và Brochure
  • Thiết bị
  • Xây dựng

Tất cả những thứ có thể gây tác động vật lý tới tâm lý khách hàng, dù là vật cụ thể chạm vào được (tangible) hay những thứ không chạm vào được (intangible) đều được xếp vào mục này.

Vì sao 7P trong marketing lại quan trọng đến vậy?

vì sao 7p trong marketing lại quan trọng đến vậy
Vì sao 7p trong marketing lại quan trọng đến vậy? (Ảnh: Internet)

4P không còn phù hợp với nhiều thương hiệu

7P được xây dựng dựa trên 4P ban đầu và không phải tự nhiên mà người ta thêm vào 3 yếu tố mới. 4P đầu vẫn rất quan trọng và được giữ nguyên như cũ, nhưng nhu cầu của thị trường lại cần nhiều hơn thế. Xã hội mới đang chuyển dịch từ sản xuất sang truyền thông và thương mại, nơi mà thương hiệu cần để ý nhiều hơn tới trải nghiệm của người dùng, thông qua marketing dịch vụ. 7P trong marketing sẽ khiến cho thương hiệu có được nhiều thứ để khai thác và hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ của mình hơn. Hơn nữa, những ngành mới ra đời nếu chỉ sử dụng 4P thì rất khó để ăn khớp với nhu cầu phân tích thị trường của công ty mình.

Có nhiều lựa chọn hơn

Việc sử dụng marketing mix không bị bó buộc trong một khuôn khổ nào, tức là người làm marketing có thể lựa chọn yếu tố nào phù hợp với thương hiệu của mình, không nhất thiết là phải sử dụng tất cả. Và dĩ nhiên việc có tới 7 lựa chọn sẽ dễ dàng hơn nhiều so với 4.

7P trong marketing mix giúp phân chia các yếu tố rõ ràng và tách biệt hơn

Khi phân tích 7P cho thương hiệu, bạn sẽ thấy có một số các yếu tố trong 3P mới khá là tương đồng với 4P cũ. Sử dụng 4P cho doanh nghiệp vẫn chưa phải lỗi thời, tuy nhiên marketer sẽ gặp đôi chút khó khăn khi phân tích và sẽ có một số yếu tố mà bạn thấy là không phù hợp để đưa vào bất kỳ 1 trong 4P nào. 7P trong marketing giúp phân chia hạng mục rõ ràng hơn để marketer có cái nhìn bao quát và lên kế hoạch tốt hơn.

4.2/5 - (45 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *