Tại sao Google không index? Tại sao bài viết không được index và cách khắc phục tình trạng index webiste hiệu quả nhất. Dưới đây là tổng hợp 10 nguyên nhân tại sao Google không index, các bạn có thể tham khảo và khắc phục tình trạng tệ hại này một cách nhanh nhất.
Mục Lục
1. Thiết kế website của bạn không có cả tên miền www và không www
www được coi là subdomain, vậy nên hai website trên hoàn toàn khác nhau. Do đó nếu gặp tình trạng website không index thì bạn nên kiểm tra cả hai phiên bản. Vì vậy, hai thông số domain này cần được chắc chắn là đã được bạn thêm vào trong tài khoản Google Webmaster Tool của bạn. Hãy chắc chắn cả hai domain có www và không www đã được thiết lập tên miền ưu thích và xác minh quyền sở hữu.
2. Google không tìm thấy website của bạn
Với những website mới thì thường sẽ gặp tình trạng này và chúng ta sẽ phải dành thời gian để Google cập nhật và rà soát dữ liệu. Nhưng nếu Google vẫn không index nội dung cho website của bạn thì bạn cần kiểm tra xem đã tạo sitemap cho website chưa và đã khai báo với Google chưa. Nếu bạn đều đã thực hiện hết thì bạn cần phải kiểm tra lại file sitemap được tạo ra và gửi lên để thông báo với Google xem có hoạt động không. Ngoài ra thì các bạn có thể yêu cầu Google thu thập dữ liệu cho website của mình. Dựa vào những nguyên nhân trên bạn đã có thể tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao google không index rồi.
Sau khoảng 10-15 phút google sẽ cập nhật, sau khi cập nhật thành công thì tiếp tục thực hiện như vậy với đường link khác. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng công cụ Submit URL cá nhân theo đường link sau: https://www/google.com/webmasters/tools/submit-url và chèn url vào ô tương ứng, nhập mã capcha và bấm vào gửi yêu cầu. Khi sử dụng công cụ này, trong một tuần bạn có thể gửi 500 đường link.
3. Lỗi trong file robots.txt của website sẽ chặn Google lại
Cách dễ nhất để loại bỏ một file hoặc cả một thư mục khỏi việc đánh dấu chỉ mục của Google đó là câu lệnh”disallow” trong file robot.txt
Nếu trang web của bạn có file robots.txt, kiểm tra kỹ file robot.txt để chắc chắn rằng bạn không loại nhưng thư mục mà bạn muốn nhìn thấy trên kết quả tìm kiếm của Google.
4. Thiết kế web gặp vấn đề tải trang
Tốc độ tải trang chậm sẽ khiến website của bạn mất cơ hội được Google index. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách bật bộ nhớ đệm, resize lại các kích thước hình ảnh nếu như chúng có dung lượng quá lớn hoặc có thể cài đặt ứng dụng để tăng tốc độ load cho thiết kế web của bạn. Bạn cũng nên xem lại hosting của mình xem có đáng tin cậy hay không, điều đó khiến website không thể hoạt động trơn tru, làm gián đoạn việc lập chỉ mục của Google bot. Đâu cũng là nguyên nhân thường gặp khi gặp vấn đề google lỗi index.
5. Ngôn ngữ website chưa được tối ưu
HTML, Javascript và AJAX thường là những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến để thiết kế website. Trong đó, HTML được đánh giá là ngôn ngữ dễ dàng được Google index nhanh nhất. Đối với Javascript và AJAX, mặc dù cả hai ngôn ngữ này được Google hỗ trợ nhưng thời gian Google bot index lại lâu hơn. Nếu website của bạn được xây dựng bằng ngôn ngữ Javascript hay AJAX mà cấu trúc website chưa được thiết kế đúng, Google bot sẽ tạm hoãn index website của bạn.
>>> Xem thêm: Google Tag Manager là gì? 10 lý do bạn nên sử dụng Google Tag Manager
6. Google index bị chặn bởi htaccess hoặc cài đặt quyền riêng tư
Vì sao bài viết không được index? Nếu website bạn được xây dựng bằng CMS WordPress, rất có thể bạn đã bật một vài cài đặt quyền riêng tư. Hoặc bạn đã có thể bật htaccess trên máy chủ. Mặc dù các file này sẽ có ích trong phần lớn trường hợp, nhưng đôi khi có thể gây cản trở quá trình lập chỉ mục.
7. Hosting Down Times
Down Times được hiểu là lỗi không truy cập website. Hầu hết các đơn vị cung cấp host đều chỉ đảm bảo thời gian vận hành tối đa là 99%.
Hosting down times thì Google không thu thập dữ liệu được, do đó nó cũng không thể lập chỉ mục website được.
8. Website bị Deindex
Tại sao Google không index? Có thể website bị phạt nên Google đã gỡ bỏ toàn bộ kết quả khỏi trang kết quả tìm kiếm. Nếu là website mới, thì có thể trong quá khứ bị phạt, hoặc bạn tiến hành deindex trong Google Search Console.
9. Trong thẻ meta, website vô tình bị gắn tag Noindex hoặc Nofollow
Giống như file robot.txt, hai khái niệm này được sử dụng để che giấu website bạn khỏi Google bot. Vậy bạn hãy kiểm tra trong code website xem các trang của bạn có bị gắn thẻ Noindex hay Nofollow không, hãy thay đổi hoặc xoá chúng đi nếu bạn muốn được Google bot vào index những trang ấy.
10. Website của bạn bị phạt bởi các thuật toán của Google
Khi Google xử phạt các trang web, công cụ tìm kiếm này có thể làm giảm thứ hạng website trên trang kết quả, từ đó khả năng hiển thị và lượng traffic vào website cũng sẽ sụt giảm theo. Tuy nhiên, ít khi nào Google loại bỏ một website khi đã index chúng nếu bạn không phạm phải một sai lầm lớn, do đó bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Khi website bạn được lập chỉ mục, bạn sẽ sớm tìm thấy chúng trên Google.
>>> Xem thêm: Những điều thú vị về Google Search có thể bạn chưa biết
Kết luận
Với vấn đề tại sao Google không index website cũng như vì sao bài viết không được index thì bạn nên cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác để có cách xử lý nhanh nhất nếu như gặp phải trường hợp tương tự sau này