USP là gì? Phân tích và xác định USP quyết định chiến lược kinh doanh

USP là gì? Làm sao để tạo ra hay xác định được điểm USP cho thương hiệu? Đây là câu hỏi mà các bạn làm Marketing hỏi tôi rất nhiều, có vẻ như khái niệm không mấy mới lạ này lại không được nhiều người hiểu rõ thậm chí còn chưa biết tới. Trong bài viết này agencyvn sẽ làm rõ định nghĩa và các bước xác định USP sản phẩm.

khái niệm usp là gì?

Khái niệm USP là gì? 

Mục Lục

USP là gì?

USP là viết tắt của Unique Selling Point dịch nghĩa: Lợi điểm bán hàng độc nhất”. Đúng như định nghĩa của nó, USP giúp bạn nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác và là câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao khách hàng chọn sản phẩm của bạn chứ không phải đối thủ?”. USP có thể xuất phát từ mọi điểm tạo ra giá trị cho khách hàng: Sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, không gian, vị trí địa lý,… Nhưng phải bạn nắm chắc một điều: Điểm USP làm nổi bật lợi thế hoặc tính năng của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh và gây động lực thuyết phục khách hàng chọn bạn.

usp là gì?

USP là gì? – unique selling point là gì?

Chiến lược Marketing không thể thiếu USP!

Hiểu rõ khái niệm và tầm quan trọng, người làm Marketing không thể bỏ qua điểm mê hoặc khách hàng này trong hoạch định chiến lược Marketing. Vậy việc xác định USP nằm ở đâu trong kế hoạch Marketing tổng thể? Khi được hỏi tới, nhiều người vẫn nhầm lẫn cho rằng USP là Định vị thương hiệu.

Định vị là hình ảnh thương hiệu trong tâm lý khách hàng còn USP là điểm độc nhất của thương hiệu thuyết phục họ mua hàng, trong định vị có thể chỉ ra USP. Để có thể phân biệt được hai khái niệm này, tôi muốn bạn nhớ được hai điều: “Định vị – Hình ảnh; USP – Selling: Bán hàng”.

USP là gì? Chiến lược Marketing không thể thiếu USP

USP là gì? Chiến lược Marketing không thể thiếu USP

Trở lại với bài toán chiến lược, USP như dịch nghĩa nó là độc nhất, nhưng trong thời đại công nghệ hiện đại như ngày này, việc cung cấp một sản phẩm có đặc tính độc nhất vô nhị là rất khó, việc bị copy ý tưởng là không tránh khỏi. Chính vì thế việc tạo ra điểm nổi bật sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt nhưng chỉ trong ngắn hạn, người làm Marketing phải không ngừng phát triển những điểm lợi thế đã có và đổi mới, tạo ra nhiều lợi điểm bán hàng độc nhất hơn nữa.

Quá trình phân tích và xác định USP bao gồm gì?

USP phục vụ cho mục tiêu kinh doanh, xác định USP của thương hiệu trước các hoạt động Marketing là bắt buộc, nó là động lực thúc đẩy khách hàng từ quá trình tò mò, tìm hiểu tới quyết định mua hàng. Vì vậy, để xác định USP chúng ta phải xuất phát điểm từ khách hàng mục tiêu

usp là gì? Quá trình phân tích và xác định USP bao gồm gì?

Usp là gì? Quá trình phân tích và xác định USP bao gồm gì?

1. Khách hàng của chúng ta là ai?

Trước hết các Marketer phải nhìn thấy được chân dung khách hàng, làm rõ được đối tượng khách hàng thương hiệu nhắm tới thuộc phân khúc nào? Các đặc điểm về văn hóa, giai tầng, nhân khẩu học, thói quen, hành vi, lối sống,… và giá trị cốt lõi thương hiệu sẽ mang đến cho họ là gì?

2. Không thể thoát khỏi Insight

Như đã nói, USP là động lực khiến cho khách hàng chọn sản phẩm của thương hiệu chứ không phải đối thủ nghĩa là USP bắt nguồn từ Insight khách hàng: “Giải quyết nhu cầu gì mà đối thủ chưa làm được hoặc làm chưa tốt? Liệu động lực đó có đủ mạnh mẽ vượt qua trở ngại của khách hàng hay chưa?”

3. Phân tích để đánh bại đối thủ

Trong cuộc chiến kinh doanh việc phân tích đối thủ là không thể thiếu, hãy phân tích của cả đối thủ gián tiếp và trực tiếp.  Bắt đầu từ phân tích giá trị cốt lõi, mục tiêu kinh doanh, thị trường mục tiêu, đối tượng mục tiêu, tính chất và tính năng của sản phẩm, giá cả, chiến lược marketing và bán hàng, USP cho các cấp dịch vụ khách hàng. Luôn đặt ra câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể làm tốt hơn đối thủ không? Nếu có, đó là gì? Điều gì sẽ khiến khách hàng chọn thương hiệu chứ không ai khác?”

4. Tự đánh giá so với đối thủ cạnh tranh

Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình phân tích USP giúp bạn đứng trên thị trường. Phân tích so sánh với các thương hiệu cạnh tranh và xếp hạng thương hiệu của bạn và các dịch vụ của nó.

5. Brainstorm

Cuối cùng, hãy ngồi cùng nhau và brainstorm. Yêu cầu ban quản lý và các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp bạn phân tích về các cuộc điều tra khách hàng và đối thủ. Cần phải phân tích các giá trị cốt lõi, mục tiêu, USP và các tính năng sản phẩm của các thương hiệu cạnh tranh. Cuối cùng là quyết định USP mà doanh nghiệp bạn sẽ tập trung trong việc kinh doanh trong thời gian tới.

Như vậy trên đây là những chia sẻ về khái niệm usp là gì? Sau bài viết này tôi hi vọng các bạn Marketer hay bất cứ ai đang kinh doanh có thể hiểu rõ và xác định được USP sản phẩm, thương hiệu của mình, giúp cho công việc truyền thông và kinh doanh hiệu quả hơn.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Một trả lời tới to “USP là gì? Phân tích và xác định USP quyết định chiến lược kinh doanh”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *