Hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu, nhiều sản phẩm có được thành công nhờ định vị sản phẩm. Vậy tầm quan trọng của định vị sản phẩm là gì mà lại đem lại thành công cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Mục Lục
Định vị sản phẩm là gì?
Định vị sản phẩm là tạo dựng nét đặc trưng của doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Là tìm cách để khi nhắc đến sản phẩm nào đó mà công ty bạn có cung cấp, thì người tiêu dùng lẫn đối thủ cạnh tranh đều nghĩ ngay ra công ty của. Ví dụ: khi nhắc đến Coca-cola người ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm nước giải khát có gas nổi tiếng, hoặc khi nhắc đến Mercedes thì người ta nghĩ ngay đến thương hiệu xe hơi cao cấp. Việc định vị sản phẩm của bạn sẽ có ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào trong kế hoạch marketing của bạn.
Định vị sản phẩm là gì (Ảnh: Admicro)
Các bước định vị sản phẩm
Muốn định vị sản phẩm thành công thì đầu tiên, các doanh nghiệp phải làm đó là phải lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng bao gồm.
- Tìm kiếm đoạn thị trường mục tiêu thông qua việc phân đoạn thị trường, sau đó xác định vị trí hiện tại sản phẩm của doanh nghiệp mình và đối thủ chính của mình theo tiêu chuẩn mà người tiêu dùng thường đánh giá.
- Kiểm tra những điều kiện của doanh nghiệp và kết quả xác định vị trí hàng hóa doanh nghiệp đang có, khi đó công ty sẽ có quyết định và đưa ra những chiến lược định vị sản phẩm cũ đang có hay nhảy vào để xác lập vị trí mới
- Sau khi đã lên kế hoạch xác định chiến lược định vị, tổ chức, doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống Marketing – Mix. Lưu ý marketing-mix phải có sự nhất quán đối với việc khắc họa hình ảnh về công ty và thương hiệu đúng tầm với vị trí mà công ty đã lựa chọn. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp lựa chọn cạnh tranh trên những sản phẩm cũ đang có thì bắt buộc phải có điểm đặc biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cả giá cả, chất lượng và dịch vụ…
Các hình thức định vị sản phẩm
Định vị thông qua giá cả
Thông thường, việc định vị sản phẩm thông qua giá cả của từng tổ chức, doanh nghiệp sẽ cho sản phẩm có mức giá cao nhất hoặc rẻ nhất. Việc lựa chọn phân khúc giá này tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng tổ chức, nếu xây dựng thương hiệu quý phái, sang trọng sẽ định giá rất cao, còn nếu không thì ngược lại. Lựa chọn sản phẩm ở phân khúc giá rẻ thường được những doanh nghiệp có nhiều chi phí và muốn đưa ra sản phẩm giá tốt nhằm chiếm thị phần của đối thủ cũ.
Định vị thông qua lợi thế cạnh tranh
Có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn cách định vị thông qua lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mình bán so với sản phẩm của đối thủ. Lưu ý, chỉ có thể định vị sản phẩm theo cách này khi thực sự sản phẩm của bạn có điểm lợi thế cạnh tranh đặc biệt.
Định vị thông qua phân khúc người tiêu dùng
Hình thức định vị này được cho là hình thức được nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng. Ví dụ: Apple bán những sản phẩm công nghệ cho phân khúc khách hàng trung cấp và cao cấp thì Xiaomi lại hướng tới phân khúc khách hàng thấp hơn. Định vị thông qua phân khúc người tiêu dùng giúp cho thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng bởi vì sản phẩm được được nghiên cứu từ nhu cầu và mong muốn cụ thể của từng nhóm người khác nhau. Tuy nhiên, hình thức định vị này đòi hỏi doanh nghiệp có kỹ năng đánh giá phân khúc khách hàng chính xác.
Định vị thông qua đặc tính sản phẩm
Khách hàng thường quan tâm tới những đặc tính nổi bật của sản phẩm, đặc tính mà có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Ví dụ: ở xe máy thì khách hàng sẽ ưa sản phẩm đi bền, thời trang, tiết kiệm xăng… Định vị sản phẩm theo hướng này đòi hỏi công ty phải nghiên cứu được insight khách hàng để đưa ra sản phẩm làm hài lòng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Định vị thông qua giá trị
Hình thức định vị này yêu cầu doanh nghiệp phải làm thế nào cho khách hàng cảm thấy vì sản phẩm của bạn có giá trị cao hơn với sản phẩm của đối thủ, vì thế sản phẩm có giá bán cao hơn. Hoặc định vị thông qua giá trị sản phẩm của bạn thấp hơn, nhưng giá bán cũng thấp hơn. Một ví dụ điển hình cho hình thức này đó là Vietjet, Vietjet đưa ra chiến lược giá, khi nhắc đến hàng không giá rẻ thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến Vietjet mà không phải hãng hàng không khác, dù chất lượng của Vietjet có kém hơn Vietnam Airline nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn vì giá của Vietjet rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hình thức định vị này được xem là động thái đối đầu trực tiếp với đối thủ.
Định vị sản phẩm thông qua giá trị
Kết Luận
Có thể nói, tầm quan trọng của định vị sản phẩm là một trong những điều sống còn để phát triển doanh nghiệp của bạn theo các hướng khác nhau, nó giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, ghi sâu hình ảnh của doanh nghiệp bạn đối với tiềm thức khách hàng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có kiến thức về định vị sản phẩm, để cùng doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai.