Chiến lược marketing của H&M là gì? Khẳng định bản lĩnh “vua” thời trang

Trong thế giới thương hiệu thời trang, H&M có thể coi là một trong những ví dụ sinh động trong việc tạo dựng thương hiệu với nhiều của hàng “hoành tráng” hầu hết trên thành phố. Cùng tìm hiểu xem, H&M đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng như vậy bằng cách nào, chiến lược marketing của H&M nói chung và chiến lược marketing của H&M tại Việt Nam nói riêng như thế nào?

Mục Lục

Chiến lược marketing là gì?

Muốn tìm hiểu về chiến lược marketing của H&M hay những chiến lược marketing của Zara, Gucci…đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu những khái niệm cơ bản về chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là gì?

Khái niệm chiến lược marketing là gì?

Chúng ta có thể hiểu chiến lược marketing là một kế hoạch PR, tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Hay nói cách khác chiến lược marketing như mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Nó như kim chỉ nam để đạt các mục tiêu trong marketing.

Chiến lược marketing nói chung và chiến lược marketing của H&M nói riêng hiệu quả cần hội tụ đầy đủ những yếu tối sau:

  • Mang những giá trị riêng biệt của doanh nghiệp đến với khách hàng và đối thủ
  • Doanh nghiệp có thông điệp riêng muốn hướng đến và truyền thông đến khách hàng để hiểu
  • Đề ra các phương thức sẽ thực hiện

Lý do cần xây dựng chiến lược marketing là gì?

Theo nghiên cứu của Smart Insights có 46% thương hiệu không có chiến lược marketing online hiệu quả. và có 16% thương hiệu có marketing chiến lược nhưng không hiệu quả. Có thể hiểu khi không xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới một nửa doanh nghiệp không thể tiếp cận với khách hàng vì khách hàng không biết đến sự tồn tại của họ. Và doanh nghiệp cũng lãng phí tiền bạc cho các kênh không hiệu quả, mất khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ.

Bối cảnh tiến hành chiến lược marketing của H&M

H&M là một thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Thụy Điển, tiền thân là “Hennes & Mauritz” do ông Erling Persson, người Thụy Điển, thành lập năm 1947 ở Vaesteras (Thụy Điển). Thuở ban đầu, đó chỉ là một cửa hàng bán quần áo và vải vóc. Trong một lần đi Mỹ, Erling Persson biết đến một cửa hiệu bán quần áo được rất đông người mua vì giá bán rất rẻ. Từ đó, Persson rút ra được triết lý trong chiến lược marketing H&M vào thời điểm đó và cả sau này, là với giá rẻ nhưng bán khối lượng nhiều thì vẫn có thể kinh doanh có lãi. Mô hình kinh doanh này được Persson vận dụng ngay ở Thụy Điển và thành công đến rất nhanh.

Đánh vào tâm lý thời trang, khả năng chi trả của khách hàng và ý thức được mình không thể so sánh với các thương hiệu lâu đời xa xỉ khác, Persson đã hướng H&M theo một hướng hoàn toàn mới và làm vừa lòng cả hai bên. H&M cho thấy nỗ lực trong việc ưu tiên về xu thế hợp thời trang trong khi giá vẫn phù hợp với khách hàng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Bitis, cú chuyển mình của thương hiệu Việt

Chiến lược kinh doanh của H&M

Một trong những bí quyết thành công của H&M là nhờ vào mô hình thời trang nhanh, tên tiếng anh là “fast fashion”. Thời trang nhanh là mô hình kinh doanh chuyển số lượng lớn hàng hoá từ bàn nhà thiết kế tới cửa hàng trong thời gian ngắn. Hãng thời trang H&M có thể đạt được mục tiêu này bằng cách liên tục cập nhật xu hướng thời trang mới nhất và hưởng lợi nhuận chênh lệch trong từng giai đoạn.

Mô hình thời trang trong chiến lược marketing của H&M cũng yêu cầu đội ngũ có thể nhanh chóng xác định những mong muốn của khu vực nhân khẩu học mục tiêu và thực hiện những thay đổi cần thiết với chuỗi cung ứng. Thực tế đã chứng minh rằng H&M hay Zara vẫn luôn nổi tiếng về chất lượng và dễ sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra, thương hiệu thời trang đến từ Thuỵ Điển cũng có một mô hình kinh doanh khác biệt. Khác với những thương hiệu nổi tiếng khác như Zara hay bất kỳ thương hiệu nào, H&M không sản xuất nội bộ các mặt hàng quần áo của mình. Đặc biệt thương hiệu này có mạng lưới các nhà sản xuất thuê ngoài với 900 nhà máy sản xuất và mạng lưới các nhà cung cấp độc lập trên toàn thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Âu và châu Á. Những nhà sản xuất này được quản lý bởi 30 văn phòng giám sát, có vị trí chiến lược trong hoạt động kinh doanh của H&M.

Chiến lược sản phẩm của H&M

Một thời hiệu thời trang nổi tiếng mang tới phong cách và cảm hứng cho khách hàng. Với H&M, người tiêu dùng sẽ tìm thấy những món đồ hợp xu thế thời trang với giá cả hợp lý. H&M không chỉ là thời trang mà H&M chính là cơ hội để mọi người khám phá phong cách cá nhân của riêng mình và tạo ra một tương lai thời trang bền vững.

Chiến lược sản phẩm của H&M
Chiến lược sản phẩm của H&M

Chiến lược marketing của H&M hợp thời

Hướng đến đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ, H&M không ngần ngại sử dụng social media marketing như một quân bài chiến lược để đưa cập nhật các thông điệp và sản phẩm của mình đến những người trẻ tuổi.

Từ Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest đến Google+, ở đâu cũng có sự hiện diện của H&M với mức độ tương tác với các khách hàng rất hiệu quả. Thương hiệu này có rất nhiều người theo dõi và quan tâm ở bất cứ mạng xã hội nào.

Nếu như các ông lớn như Chanel. Dior…có tài khoản facebook hay instagram mục đích truyền thông đăng cấp và phớt lờ các bình luận của khách hàng thì H&M luôn có bộ phận chăm sóc và lắng nghe ý kiến phản hồi khách hàng. Hãng thời trang này sẵn sàng đáp lại những comment nhằm đưa thông tin rõ hơn hoặc giải thích khi khách hàng yêu cầu.

Thương hiệu này đã đi đầu trong việc biến những cửa hàng của mình không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm của các nhà thiết kế mà còn là nơi thời trang được bình phẩm và phán xét cũng như xu hướng thời trang được xác lập.

Chiến lược cạnh tranh về giá của H&M

Không thể phủ nhận khi nói rằng H&M ngoài những mẫu mã đẹp, chất lượng, chiến lược giá phù hợp với số đông khách hàng trên toàn thế giới đã đưa H&M trở nên khác biệt và trở thành thương hiệu đối thủ phải học tập như Zara hay Mango.

H&M, với xuất phát điểm chỉ là một cửa hàng bán quần áo ở tỉnh lẻ, chính là thương hiệu đầu tiên đưa hàng hiệu bình dân đến với đại chúng, trở thành một ví dụ điển hình cho thời trang dù được sản xuất hàng loạt, không mang tính độc nhất vẫn có thể bán chạy nhờ thiết kế, chất lượng và chiến lược giá phù hợp.

Bí quyết thành công trong chiến lược marketing của H&M nghe thì rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Những người với mức thu nhập trung bình có thể dễ dàng mua về, sử dụng được thoải mái và hài lòng về phương diện mốt và chất lượng.

Chiến lược phân phối sản phẩm

Các sản phẩm của H&M được bán độc quyền đặt tại các cửa hàng ở thành phố lớn trên toàn cầu. Ở một vài quốc gia, do vướng tới các vấn đề về quy định pháp lý, nên H&M cung cấp sản phẩm của mình thông qua các đối tác nhượng quyền. Sản phẩm của H&M được cung cấp qua cửa hàng trực tuyến, khách hàng có thể lựa chọn từ danh sách các sản phẩm có sẵn và thanh toán trực tuyến. Các sản phẩm khách hàng đặt mua sẽ được chuyển tới địa chỉ do khách hàng đặt sẵn.

Chiến lược phân phối sản phẩm của H&M
Chiến lược phân phối sản phẩm của H&M

Các sản phẩm của H&M được sản xuất tại các nước có nguồn nhân công thấp để giá thành hợp lý. H&M cố gắng để phát triển một chuỗi các cung ứng xuất sắc, nhằm đáp ứng tiêu chí về mặt thời gian, sao cho thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển được giữ ở mức tối thiểu.

Thương hiệu này đang làm việc với khoảng 30 nhà cung cấp với trên 40 nhà máy Việt Nam. Các nhà cung cấp Việt Nam cung ứng cho H&M sản phẩm chủ đạo như phụ kiện thời trang, giày dép, áo khoát, đồ len, dệt kim…H&M tuyên bố sẽ giới thiệu nhiều loại thời trang có xu hướng mới nhất và giá cả phải chăng đến các tín đồ thời trang Việt Nam và tham vọng trở thành là điểm đến thời trang số 1 ở Việt Nam trong vài năm tới.

Kết luận

Chiến lược marketing của H&M với những thông tin về sản phẩm, giá cả, phân phối…đúng đắn đã cho thấy tất cả các thương hiệu thời trang thành công và bền vững trong thế giới thương hiệu đều là những thương hiệu có giá trị trước hết ở năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo người tiêu dùng, chứ không chỉ ở giá trị nghệ thuật trong sáng tạo sản phẩm mang tên nó.

>> Có thể bạn quan tâm: 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *