Chiến lược kinh doanh của Starbucks: “Đòn bẩy” trở thành thương hiệu cafe số 1 thế giới

Starbucks là một trong những thương hiệu cafe nổi tiếng nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thành công như hiện tại, chiến lược kinh doanh của Starbucks đã được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Mục Lục

Quá trình phát triển của Starbucks

Quán cafe Starbucks đầu tiên được thành lập tại Washington và năm 1971 lấy cảm hứng từ Alfred Peet. Starbucks khi đó chỉ là cửa hàng nhỏ chuyên bán cà phê thượng hạng và các thiết bị xay cà phê. Khi Howard Schultz – CEO lừng danh của Starbucks nhận ra tiềm năng của việc đưa phong cách phục vụ cà phê Ý đến với nước Mỹ.

Quá trình phát triển của Starbucks

Howard Schultz gia nhập hãng vào năm 1982 với vai trò Giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị. Sau khi đến Ý, ông đã định hướng và đưa ý tưởng hãng nên bán cả cà phê hạt cũng như cà phê xay.

Schultz bắt đầu hoạt động chuỗi Il Giornale bar cà phê vào tháng 4 năm 1986. Năm 1984, chủ sở hữu cũ của Starbucks, dẫn đầu bởi Baldwin, nắm lấy cơ hội mua của Peet

Trong thập niên 1980, Starbucks đã áp dụng những quyền lợi tốt nhất cho nhân viên của họ. Bên cạnh đó, những nhân viên pha chế bán thời gian không chỉ có bảo hiểm y tế, họ còn có quyền lựa chọn để mua cổ phiếu của công ty.

Sau hơn 40 năm gây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ bó hẹp tại Seattle hay Mỹ, mà thậm chí còn lan ra khỏi châu lục, đưa nghệ thuật thưởng thức cà phê Ý hiện đại đến với các quốc gia khác như Nhật Bản, Nam Phi…

Thương hiệu cà phê Starbucks hiện có hơn 20.000 cửa hàng tại 61 quốc gia trên thế giới với 150.000 nhân viên. Mức lương của nhân viên tại Mỹ trung bình 8,8 USD một giờ và được đóng bảo hiểm cùng một số quyền chọn mua cổ phiếu. Hơn 65% cửa hàng của Starbucks được đặt tại Mỹ.

>>> Xem thêm: Chiến dịch quảng cáo là gì?

Chiến lược kinh doanh của Starbucks

Mục tiêu kinh doanh của Starbucks

Mục tiêu đầu tiên là duy trì hình ảnh thương hiệu của một hãng cà phê hàng đầu thế giới

Mục tiêu kinh doanh của Starbucks tiếp theo là xây dựng một văn hóa rất dặc trưng của chuỗi cà phê lớn nhất thế giới: đan xen giữa nhà và nơi làm việc, vì thế nên khi bước vào một cửa hàng Starbucks bất kỳ đâu trên thế giới, khách hàng luôn cảm nhận được một bầu không khí thoải mái và thân thiện đến lạ thường.

Ngoài ra, Starbucks muốn trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và cam kết các vấn đề xã hội.

Mục tiêu kinh doanh của Starbucks
Mục tiêu kinh doanh của Starbucks

Lợi thế cạnh tranh của Starbucks

Sản phẩm chất lượng cao

Thương hiệu luôn mang đến những sản phẩm chất lượng cao. Starbucks cũng đảm bảo chinh xác tuyệt đối của máy rang, xay và pha cà phê

Ngoài ra, hạt cà phê mà Starbucks sử dụng được trồng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, theo nguyên tắc trồng có trách nhiệm.

Lợi nhuận và đạo đức kinh doanh luôn cân bằng

Bên cạnh việc tập trung vào kinh doanh để gia tăng lợi nhuận, Starbucks cũng chú trọng vào những hoạt động xã hội như bảo vệ môi trường. Thương hiệu từng tuyên bố:

  • Cố gắng mua, bán và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Nhận thấy trách nhiệm về tài chính là cần thiết cho tương lai môi trường
  • Khuyến khích tất cả các cộng sự tham gia vào sứ mệnh bảo vệ môi trường

Chuỗi cung ứng toàn cầu

Starbuck là chuỗi cung ứng quốc tế rộng khắp toàn cầu. Thương hiệu cung cấp hạt cà phê của mình từ ba khu vực sản xuất cà phê là: Châu Phi, Mỹ Latinh,…

Chuỗi cung ứng cà phê rộng khắp góp phần không nhỏ trong việc tăng cường sức mạnh cho thương hiệu này khi các hoạt động bán và sản xuất đều có hậu phương vững chắc về nguồn cà phê

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Starbucks

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Starbucks là các phân khúc thị trường mà thương hiệu hướng tới. Starbucks tập trung vào đôi tượng khách hàng và khu vực địa lý sẽ cung cấp sản phẩm. Từ việc xác định phạm vi chiến lược, Starbucks sẽ thực hiện thiết kế bao bì phù hợp cũng như nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Phân khúc của Starbuck được phân tích như sau:

Phân khúc thị trường theo địa lý: Dựa vào mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm\, Starbucks sẽ tập trung chủ yếu vào phân khúc khách hàng sinh sống ở các thành phố lớn hoặc các khu tập trung nhiều cư dân, tòa nhà cao tầng…

Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: Starbucks tập trung vào phân khúc khách hàng trong độ tuổi từ 25-40 tuổi có thu nhập cao.

Hoạt động chiến lược kinh doanh của Starbucks

Nghiên cứu và phát triển

Stabucks luôn chú trọng tới việc nghiên cứu và phat triển sản phẩm nhằm mang tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Thương hiệu lắp đặt những chiếc máy cà phê tự động để có thể phục vụ khách hàng nhanh nhất, ngoài ra còn áp dụng chế độ thanh toán trước bằng thẻ và các hóa đơn từ $5 tới $500.

Starbucks còn giơi thiệu ra thị trường dịch vụ cà phê Starbucks Express, đây là bước tiến đột phá nhất từ trước đến nay kết hợp giữa đặt hàng trực tuyến và chuyển phát nhanh. Học còn mở rộng và tăng tốc kết nối internet tại các cửa hàng khu vực kinh doanh tại bắc Mỹ và châu Âu.

Kỹ thuật công nghệ

Starbucks luôn đi đầu về chuyển đổi số. Năm 2016, Starbucks đưa vào thử nghiệm công nghệ AI trong việc gửi email theo dạng cá nhân hóa đến khách hàng. Bên cạnh đó, Starbucks đầu tư lớn cho ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI nhằm tăng cường sự thấu hiểu và cá nhân hóa khách hàng.

Kỹ thuật công nghệ

Năm 2017, Starbucks cũng đã bắt kịp làn sóng 4.0 khi đưa ra trợ lý ảo mang tên My Starbucks barista cho phép người dùng đặt hàng và thanh toán qua việc giao tiếp bằng giọng nói với trợ lý ảo.

Quản trị nhân sự

Starbucks đã tạo ra văn hóa làm việc chú trọng đến tinh thần và môi trường làm việc của nhân viên, khuyến khích nhân viên tạo dựng các mối quan hệ thân thiện. Vào thời kỳ khủng hoàng kinh tế khi các công ty bán lẻ sa thải nhân viên, Starbucks vẫn kiên trì đầu tư và huấn luyện kỹ năng cho nhân viên của mình bao gồm khóa pha chế hay kể cả những môn học có thể đổi thành tín chỉ ở nhiều trường đại học Mỹ.

Hoạt động kinh doanh của starbuck

Xây dựng một môi trường làm việc thoải mái và thân thiện ở tất cả cửa hàng Starbucks trên thế giới, biến Starbucks trở thành một nơi “thứ ba” giữa nhà và nơi làm việc của khách hàng, nơi mà họ có thể tận hưởng “trải nghiệm” một cách tự nhiên nhất.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Starbucks? Phân tích chiến lược marketing 4P

Hy vọng với những thông tin về chiến lược kinh doanh của Starbucks trên đây sẽ giúp ích cho bạn triển khai những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình.

Rate this post

Thùy Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *